Marketing Nhượng quyền thương hiệu và những lầm tưởng

Nhượng quyền thương hiệu và những lầm tưởng

0
Nhượng quyền là cách tuyệt vời nhất để bắt đầu công việc kinh doanh. Chúng ta sẽ nhận được khá nhiều lợi ích khi thực hiện nhượng quyền như phát triển thương hiệu, thị trường, sản phẩm, quy trình sản xuất, hệ thống quản lý,…
Nhượng quyền thương hiệu là một hoạt động thương mại. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ chuyển cơ sở kinh doanh, cách thức kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa – dịch vụ… cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền được phép khai thác trên nền tảng đó, đổi lại phải trả một khoản chi phí hoặc tỉ lệ phần trăm doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định cho bên nhượng quyền. 
Ngày nay, nhượng quyền thương hiệu đang phát triển khá nhanh chóng, tuy nhiên, nhận thức sai về nhượng quyền vẫn còn tồn tại ở nhiều doanh nghiệp và để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 8 lầm tưởng về nhượng quyền thương hiệu:
Lầm tưởng 1: Tôi thành công nếu tôi tìm được một doanh nghiệp phù hợp
Nhiều người trong số chúng ta định nghĩa từ “phù hợp” như là việc mà chúng ta làm đã rất tốt. Tuy nhiên, đừng giới hạn bản thân. Bạn cần xác định được những kỹ năng có thể nhượng được từ thế giới kinh doanh như: sự ủy thác, quản lý, tiếp thị…Nếu bạn đã có chúng ở một lĩnh vực rồi thì bạn có thể sử dụng chúng ở một lĩnh vực khác.
Lầm tưởng 2: Tôi thành công khi tôi làm những việc mình yêu thích
Dù tin hay không thì bạn cũng cần biết rằng, doanh nghiệp phát triển chỉ dựa vào năng lực của một cá nhân thì tỉ lệ thất bại cho thấy là cao nhất. Công ty của bạn là một “cỗ máy” cần thiết trong cuộc sống mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn giới hạn sự lựa chọn của mình trong những cái bạn đã quen thuộc hoặc làm rất tốt rồi thì bạn đang dần không còn là chính mình nữa bởi thế giới kinh doanh luôn luôn thay đổi và linh hoạt.
Lầm tưởng 3: Lập tức tôi biết mình đang sở hữu cơ hội tốt ngay khi hợp tác với công ty đó
Nhiều người muốn chấp nhận công ty nhượng quyền ngay ở cái nhìn đầu tiên. Đó chỉ là một quyết định theo cảm tính mà không có một sự lựa chọn về chuyên môn. Vì thế, hơn hết, bạn phải dành thời gian, tìm hiểu những chi tiết và sắc thái cơ hội để hiểu hơn tiềm năng của công ty đó. Bạn không thể đơn giản làm điều đó khi bạn xác định chỉ dựa vào cảm nhận ngày hôm nay của mình.
Lầm tưởng 4: Tôi không hợp tác vì tôi không biết gì về công ty đó
Tất nhiên bạn có thể hợp tác chứ. Thông thường thì bạn muốn tìm một doanh nghiệp mà bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Nhưng khi là Franchisor, công việc của bạn là điều hành và phát triển kinh doanh, dù nó có như thế nào chăng nữa. Nhớ rằng, bạn có những kỹ năng linh hoạt. Đó là điểm mạnh của bạn. Bạn có thể thuê những người bạn đã hiểu rõ về họ. Con đường để dẫn tới thành công của bạn là mua và tìm hiểu hệ thống nhượng quyền thương hiệu và sau đó sử dụng sự thông minh của mình để phát triển nó.
Lầm tưởng 5: Chẳng có chút tự do nào trong nhượng quyền – phải phụ thuộc mọi thứ
Đây là một trong những lầm tưởng phổ biến nhất về nhượng quyền thương hiệu. Trên thực tế, sự tự do trong nhượng quyền là rất nhiều. Franchisor chỉ ra lệnh một việc đó là hệ thống cơ bản – khung công việc (nếu bạn chứng minh được thành công). Hơn hết, bạn đang là người phụ trách. Bạn đang quản lý doanh nghiệp mình. Bạn có quyền quyết định sa thải và tuyển dụng, tìm mọi cách để đưa ra sản phẩm ra thị trường và xúc tiến nó. Nhớ rằng, những người nhượng quyền muốn bạn thành công bởi nếu bạn không thành công thì họ cũng không. Đó là một sự hợp tác với tinh thần win – win.
Lầm thưởng 6: Nhượng quyền cản trở sự sáng tạo
Một lần nữa, điều này hoàn toàn không đúng. Sự hạn chế, thất bại của bạn sẽ chứng minh bằng kết quả kinh doanh. Bạn hoàn toàn có thể nghĩ ra ý tưởng mới và đưa ra quyết định. Thực tế, hầu hết các công ty mẹ nhượng quyền đều khuyến khích đưa ra sáng kiến bởi vì đó chính là nơi họ thu thập được nhiều ý tưởng hay và mới.
Lầm tưởng 7: Tôi không có khả năng trả phí nhượng quyền
Chắc chắn có thể nếu bạn nhìn nó như là một sự đầu tư trong tương lai. Hầu hết, phí nhượng quyền (Phí nhượng quyền là khoản phí ban đầu bạn phải trả cho Franchisor khi ký kết hợp đồng. Nó là khoản phí dành cho việc gia nhập hệ thống và thường là một khoản cố định kha khá) được thiết lập ở mức dưới 100.000 đô la và một số hợp đồng đề nghị chưa tới 12.000 đô la. Số tiền bạn phải trả cho công ty mẹ chỉ là một lần. Còn các khoản vặt thì tương tự như là với các doanh nghiệp bất kỳ: lương, quảng cáo. Điều khác biệt là bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ và đào tạo của franchisor.
Lầm tưởng 8: Tôi phải bỏ công việc của mình để trở thành Franchisee 
Không phải khi được nhượng quyền rồi thì bạn phải bỏ công việc hiện tại của mình. Rất nhiều Franchisee làm được các công việc khác nhau, và tỷ lệ thành công của họ là khá lớn.

Theo Diendanquantri