Marketing Thay đổi hệ thống nhận điện thương hiệu

Thay đổi hệ thống nhận điện thương hiệu

10
Sự thay đổi hình ảnh thương hiệu là một quy luật tất yếu để mang đến những giá trị và hình ảnh mới cho thương hiệu của doanh nghiệp. 

Trên thế giới, không hiếm các trường hợp thương hiệu đổi mới hệ thống nhận diện thương hiệu của mình. Và mỗi lần như vậy đều mang những hiệu quả tích cực.
Apple, sáng tạo
Khi thành lập ra thương hiệu Apple, bản thân những nhà lãnh đạo thương hiệu này gặp không ít những khó khăn. Đó là việc họ phải cạnh trạnh với các tên tuổi khác đã có mặt trên thị trường từ rất lâu như Microsoft, IBM…
Do vậy, các nhà sáng lập thương hiệu này đã đặt nó vào một tầm nhìn: Suy nghĩ một cách sáng tạo nhằm đem lại những giá trị sống, trãi nghiệm đích thực cho khách hàng. Hình ảnh tiêu biểu cho tầm nhìn này được thể hiện qua logo cua Apple. Đó là hình ảnh của Nhà bác học Newton người Anh đang ngôi suy tư dưới góc táo.
Tuy nhiên qua thời gian phát triển hình ảnh đó đã không còn phù hợp. Sự ngầm định, những giá trị mà Apple muồn lồng ghép, thể hiện qua logo đã không còn thuyết phục khách hàng. Chính vì vậy, họ đã không ngừng đổi mới. Cho đến này hình ảnh logo Apple là trái táo bị cắn mất một miếng. 
Đây là một biểu tượng rất tốt. Nó vừa gợi trí tưởng tưởng cho khách hàng vừa ngầm định triết lý: Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo cả. Nếu như mọi người cứ suy nghĩ mọi vật là điều gì đó trọn vẹn đó là điều hết sức bình thường. Và cuộc sống như thế thật là tẻ nhạt và không còn gì để thể hiện được sự thu hút cả. 
Do vậy, việc trái táo bị cắn mất một miếng là một điều gì đó không hoàn hảo về mặt hình khối, nhưng nó biểu thị cho tinh thần sáng tạo và nghĩ khác của Apple. Và giờ đây khi nghĩ đến sự sáng tạo người ta lại nghĩ đến quả táo bị mất một miếng của Apple. Đó là một sự thành công.
BP, thay đổi hình ảnh thay đổi sứ mạng 
Chắc hẳn khi nhắc đến thương hiệu BP, người ta liên tưởng đến đây là Tập đoàn hàng đầu thế giới về xăng dầu. BP là hai chữ cái đầu của Bristish Petroleum, với biểu tưởng được cách điệu từ hai chữ cái này, đặt trên một khối màu xanh và bao bọc bởi chiếc khiên thể hiện sự vững chãi.
Chính biểu tượng này biểu thị cho lĩnh vực hoạt động và kinh doanh chính của thương hiệu này. Đồng thời cũng thể hiện sự cam kết về những yếu tố thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của tập đoàn, sự nóng lên của trái đất và sự phản đối về việc khai thác năng lượng dẫn đến hủy hoại môi trường, các nhà lãnh đạo của BP quyết định đổi logo mới.
Tất nhiên, thay đổi này là sự thay đồi cơ bản cả về triết lí kinh doanh. Biểu tượng của logo chứa màu xanh và màu hơi vàng của những ánh hào quang tỏa ra. Qua logo này, BP muốn gởi thông điệp với cả thế giới rằng họ quan tâm tới những nguồn năng lượng thay thế thân thiện với môi trường như thiên nhiên sinh học, năng lượng mặt trời. Chữ BP không còn nghĩ như ban đâu mà được thay thế bằng Beyond petroleum, có nghĩa là bên cạnh dầu mỏ.
Đây không chỉ là sự thay đổi mang tính chiến lược của kinh doanh mà còn là biểu tượng của sự phát triển lên tầm cao mới của thương hiệu mang tính toàn cầu này. Chính việc thay đổi này giúp BP được yêu mến hơn trong tâm trí của khách hàng và cũng đồng thời thể hiện sự cam kết nhiều hơn với cộng đồng.
Kết luận
Vòng đời của một thương hiệu luôn đi theo quy luật: Đầu tư, phát triển, hưng thịnh, suy vong. Do vậy, việc làm mới mình là một điều hết sức cần thiết. Điều đó giúp thương hiệu tạo ra những giá trị mới cho khách hàng hoặc thay đổi tích cực hình ảnh của mình từ những ấn tượng không tố hay những sự cố đáng tiếc trước đó. Đây là một quy luật.

Theo Hoidoanhnhan