Kiến thức quản trị Hợp đồng kinh doanh

Hợp đồng kinh doanh

7
Thời hạn của hợp đồng là số năm người mua quyền thương mại điều hành doanh nghiệp nhượng quyền. Khi hết thời hạn hợp đồng, quyền hạn và giấy phép điều hành kinh doanh sẽ chấm dứt. Dĩ nhiên, nhiều hợp đồng cũng cho phép có quyền gia hạn, nhờ đó người mua quyền thương mại có quyền chọn gia hạn hợp đồng.

Lời mách nước
Hãy kiểm tra hợp đồng một cách cẩn thận để xem liệu chủ thương hiệu có tính phí gia hạn không. Chủ thương hiệu có thể yêu cầu bạn tiếp tục gia hạn theo các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền phổ biến hiện nay của Bên nhượng quyền, để ngỏ khản năng phí bản quyền và phí quảng cáo có thể cao hơn trong tương lai.
Phần lớn thời hạn nhượng quyền nằm trong khoảng từ năm đến mười năm. Bret Lowell, là Luật sư tư vấn pháp lý, lưu ý rằng đôi khi Bên nhượng quyền áp đặt những thời hạn ngắn hơn để có thể “đánh giá doanh nghiệp trên cơ sở tiến triển hàng ngày”. Ông nói: “Việc kinh doanh thay đổi, công nghệ thay đổi và đôi lúc người mua quyền thương mại ban đầu không còn phù hợp đối với lĩnh vực kinh doanh nữa. Đó là lý do tại sao nhiều chủ thương hiệu nhượng quyền thích ký hợp đông có thời hạn 5 năm hơn là một hợp đồng có thời hạn 15 năm”. Điều đáng lạc quan là, Lowell nhận thấy hầu hết các hợp đồng nhượng quyền đều được gia hạn.
Luật sư tư vấn có thể giúp bạn rà soát các điều khoản về gia hạn và chấm dứt hợp đồng của chủ thương hiệu đưa ra. Điều quan trọng là cùng với luật sư tư vấn bạn xác định được các điều kiện đặc biệt nào phải được đáp ứng để có thể gia hạn và những trường hợp nào có thể dẫn tới chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Lời mách nước

Hãy thuê luật sư tư vấn nhượng quyền để đánh giá thương vụ đầu tư nhượng quyền của bạn và cùng tham gia đàm phán với chủ thương hiệu. Một người mua quyền thương mại nói cô không muốn thuê luật sư tư vấn vì cô không muốn trả tiền cho họ học kinh doanh nhượng quyền.
Bạn cũng muốn xem xét và đánh giá về các quy trình chấm dứt hợp đồng của Bên nhượng quyền. Một số câu hỏi mà bạn cần có câu trả lời là:

1. Có những vi phạm nào có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng?

2. Bạn có được thông báo về vi phạm và thời gian hợp lý để khắc phục không?

3. Bên nhượng quyền còn có sự lựa chọn nào khác để hủy bỏ hợp đồng ngoài những “lý do chính đáng” không?

4. Người mua quyền thương mại có thể hủy bỏ hợp đồng theo những điều kiện nào (nếu có)?

5. Nếu người mua quyền thương mại không được gia hạn hoặc bị chấm dứt hợp đồng thì chủ thương hiệu có trách nhiệm mua lại thiết bị, hàng tồn kho hoặc tài sản khác không?

6. Nếu có nghĩa vụ mua lại các tài sản của người mua quyền thương mại thì có những điều kiện mua nào? Có sự định giá độc lập không?

7. Bên nhượng quyền có quyền tiếp quản những tài sản bạn thuê sau khi chấm dứt hợp đồng không?

Lời mách nước
Hãy kiểm tra hợp đồng một cách cẩn thận để tìm xem liệu có sự áp đặt hạn mức doanh số cao hoặc mức mua hàng tối thiểu cao không. Không đáp ứng được những mục tiêu này có thể dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền.
Hợp đồng này cũng có thể bao gồm cả điều khoản không cạnh tranh trong mục chấm dứt hợp đồng.

Điều khoản này ngăn cấm người mua quyền thương mại kinh doanh cùng dịch vụ tương tự trong vòng một năm nếu chấm dứt hợp đồng nhượng quyền. Hãy cố gắng thương lượng để loại bỏ thỏa thuận không cạnh tranh trong hợp đồng. Ví dụ, người mua quyền thương mại mà chúng tôi phỏng vấn trong lĩnh vực kinh doanh nhiếp ảnh đã lựa chọn một đơn vị kinh doanh nhượng quyền có áp đặt điều khoản năm năm không cạnh tranh. Tuy nhiên, do toàn bộ kinh nghiệm kinh doanh của người mau quyền thương mại đặt vào lĩnh vực nhiếp ảnh nên người đó không thể chấp nhận điều kiện này. Đại diện pháp lý của ông đã cố gắng đàm phán để xóa bỏ được điều khoản này. Nếu chủ thương hiệu không thay đổi quan điểm thì bạn phải đánh giá một cách cẩn thận các rủi ro và chi phí phải gánh chịu trong trường hợp ngành kinh doanh này thất bại và bạn rời bỏ lĩnh vực kinh doanh này.

Theo Mary E.Tomzack