Con người Đồng nghiệp không tin tưởng bạn lý do vì đâu

Đồng nghiệp không tin tưởng bạn lý do vì đâu

10
Bạn không nhất thiết phải gây ra một cú shock lớn để đồng nghiệp phải đánh mất lòng tin ở bạn. Đôi khi đó chỉ là do sự kết hợp của những điều nhỏ nhặt.

Bạn không hoàn thành phần việc của mình đúng hẹn và cho rằng đó là vấn đề của cá nhân, không ảnh hưởng tới ai.
Dennis và Michelle Reina, những người sáng lập Viện xây dựng niềm tin Reina và là đồng tác giả cuốn sách Tái xây dựng niềm tin trong công sở và Niềm tin và sự phản bội trong công sở, cho rằng việc mất niềm tin giữa đồng nghiệp với nhau là một vấn đề nghiêm trọng. Nó sẽ ảnh hưởng xấu tới năng suất, hiệu quả và nhuệ khí làm việc của cả phòng ban/nhóm.
Dennis và Michelle đưa ra 7 lý do đồng nghiệp có thể không tin tưởng bạn và cách khắc phục tình huống:
Bạn không tin tưởng đồng nghiệp
Niềm tin là con đường 2 chiều. Nếu bạn muốn người khác tin mình, hãy tin họ. Trước tiên, đừng giám sát, để ý tới công việc của đồng nghiệp quá khắt khe. Thay vào đó, hãy cho họ sự tự do để thể hiện tài năng của mình.

Bạn không ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
Khi đồng nghiệp tận tình giúp đỡ bạn, bạn đã phản ứng ra sao? Bạn có dành chút thời gian để cám ơn, khen ngợi, ghi nhận sự đóng góp của họ? Hay bạn chỉ gửi một email cảm ơn cộc lốc và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo? Nếu hành động theo cách sau, quả thật đồng nghiệp sẽ không có lý do để tin tưởng giúp đỡ bạn trong những lần sau.

Bạn không hoàn thành công việc của mình đúng hẹn
Bạn không hoàn thành phần việc của mình đúng hẹn và cho rằng đó là vấn đề của cá nhân, không ảnh hưởng tới ai. Hãy suy nghĩ lại, bạn là thành viên của nhóm/ phòng và nhiệm vụ của mọi người đều có liên quan tới nhau. Mỗi lần lỡ thời hạn giao kết quả công việc, bạn đã phản bội lại niềm tin của mọi người.

Bạn thường đến họp muộn
Khi bạn thường xuyên đến muộn, đồng nghiệp cho rằng bạn đang làm lãng phí thời gian của họ cũng như không tôn trọng họ. Họ còn cảm thấy bạn nghĩ rằng chỉ có thời gian của bạn mới “là vàng là bạc” còn của họ thì không.

Bạn không thừa nhận sai lầm của mình
Bằng cách thừa nhận khi làm sai, bạn không chỉ thừa nhận rằng mình cũng chỉ là một người bình thường mà còn tạo điều kiện để đồng nghiệp hành động tương tự. Kết quả là sự giao tiếp giữa mọi người sẽ cởi mở hơn, niềm tin lẫn nhau được xây dựng và ai cũng cảm thấy thoải mái khi đương đầu với những rủi ro, thách thức sáng tạo nên trải nghiệm.

Bạn “bóp méo” sự thật
Dù chỉ là những lời nói dối không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đồng nghiệp sẽ dần đánh mất niềm tin ở bạn. Trong khi họ muốn bạn trung thực nhưng bạn lại không làm vậy.

Bạn cư xử không đúng mực
Hãy chú ý và thận trọng với cách cư xử của bạn. Chẳng hạn, thay vì mắng mỏ, cằn nhằn liên tục khi đồng nghiệp không hoàn thành công việc của họ đúng hạn, hãy bình tĩnh hỏi rõ nguyên nhân và tìm cách giải quyết tình huống.