Đào tạo 7 câu cửa miệng của các lãnh đạo kém

7 câu cửa miệng của các lãnh đạo kém

20
Không phải lãnh đạo nào cũng có tài tạo động lực cho nhân viên. Nếu bạn là lãnh đạo, và có thói quen nói 1 trong số những câu dưới đây, bạn nên xem xét lại năng lực quản lý nhân sự của mình.
Chúng ta đều biết các lãnh đạo giỏi sẽ nói những gì với nhân viên của mình. Họ nói “Anh bạn thân mến, hãy cho tôi biết nếu anh gặp phải trở ngại gì, và tôi sẽ cố gắng giúp anh loại bỏ nó”, và “Anh đang tự giết chết chính mình đấy, tại sao anh không để đến trưa thứ 6 này hãy bay?”
Các lãnh đạo kém thì không nói được như vậy. Những câu nói động viên, giúp ích và thể hiện sự tin tưởng có lẽ quá xa lạ với họ. Dưới đây là 7 câu nói thường thấy nhất ở các lãnh đạo kém. Bạn có thấy câu nào quen không?

Nếu anh không thích công việc này, tôi sẽ tìm người khác.

Các lãnh đạo giỏi hiểu rằng giao dịch định nghĩa quan hệ sếp-nhân viên – sự thật là chủ lao động trả tiền cho bạn, trong khi bạn tạo ra giá trị cho họ bằng mồ hôi và trí tuệ – là phần ít quan trọng nhất trong mối quan hệ công việc. Các lãnh đạo giỏi nhận ra rằng để giữ được nhân viên giỏi, họ phải bỏ qua cái giao dịch đổi chác ấy và để cho nhân viên tự làm chủ công việc của mình. Lãnh đạo giỏi sẽ cho nhân viên biết vị trí của họ và cho họ biết rằng đóng góp của họ là có giá trị. Mặt khác, các lãnh đạo kém lại thích nhắc nhở nhân viên rằng mọi việc họ làm đều là giao dịch: “Anh làm việc cho tôi.” Họ không bao giờ quên nhắc nhở nhân viên rằng ai đó sẽ thế chỗ của bạn nếu bạn bị ốm hay khiến họ phật ý.

Tôi không trả tiền để anh nghĩ mấy thứ đó.
Đó là điều mà một lãnh đạo tồi sẽ nói khi nhân viên đưa ra ý kiến mà ông ta không thích. Có thể ý tưởng đó đe dọa đến quyền lực của lãnh đạo. Hoặc có lẽ nó khiến sếp phải bỏ ra một ít chất xám hay vốn liếng. Dù là trường hợp nào, “Tôi không trả tiền cho anh nghĩ mấy thứ đó” cũng chỉ là câu niệm chú của những kẻ không có quyền quản lý. Họ sẽ gào lên rằng “Hãy làm những gì tôi bảo anh phải làm, và chỉ thế thôi.” Cuộc sống quá ngắn ngủi nên đừng phí thời gian làm việc cho những kẻ có thể nói ra những lời đó.

Tôi không cho phép anh vào eBay / ESPN / Facebook, v.v… trong giờ làm việc.
Các lãnh đạo giỏi đều biết rằng không có cái gọi là “giờ làm việc” đối với những công chức trí thức. Họ sống, ăn và ngủ với công việc. Hòm thư điện tử của họ lúc nào cũng đầy ắp, kể cả lúc 5h chiều. Công việc của họ không khi nào là hết, và sẽ không bao giờ hết. Nhân viên cùng nhau đến văn phòng vào ban ngày để hoàn thành công việc cùng nhau, và rồi họ về nhà, cố gắng sống cuộc sống của riêng mình trong khoảng không gian nhỏ bé vào thời gian còn lại trong ngày. Nếu họ cần được nghỉ ngơi một chút giữa giờ làm, họ có thể lên trang PeopleofWalmart.com hoặc Failblog.org mà không phải lo bị lãnh đạo soi mói. Chúng ta không phải rô bốt. Thỉnh thoảng chúng ta cũng cần nghỉ ngơi và rời xa cái “mạng nhện rối rắm” của công ty. Nếu một nhân viên ngồi ở góc phòng bắt đầu dán mắt lên trần nhà, bạn có thể cho rằng anh ta đang mơ mộng giữa ban ngày, hoặc cho rằng anh ta đang suy nghĩ về một ý tưởng sản phẩm mới đáng giá triệu đô. (Cũng có thể anh ta đang làm cả 2 việc đó cùng lúc).

Ai cho phép anh làm việc đó?
Anh trai tôi từng làm việc tại một công ty công nghệ lớn. Một ngày, anh tôi cùng các đồng nghiệp của mình trong nhóm Bảo đảm chất lượng phần mềm họp tại văn phòng trước khi ra sân bay. Họ tập trung lúc 6h sáng tại phòng hội thảo để bàn về kế hoạch của họ khi đến nơi công tác. Rồi cánh cửa phòng hội thảo mở ra, một lãnh đạo bước vào và hỏi: “Ai triệu tập cuộc họp này? Chỉ có nhân viên cấp E5 mới được triệu tập cuộc họp.” Anh trai tôi đã bỏ việc vài tháng sau đó. Những ngừoi bị ám ảnh về cấp bậc, sự cho phép và những thứ tương tự là những người bạn nên tránh, nhất là trong các mối quan hệ mà họ có quyền tác động đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn.

Tạm gác các việc khác lại và làm việc tôi bảo ngay bây giờ!
Bất cứ lãnh đạo nào cũng có những việc khẩn cấp vào phút chót có thể làm đảo lộn mọi công việc của bạn. Lãnh đạo giỏi sẽ không lạm dụng quyền này và chỉ sử dụng trong những tình huống nguy cấp thực sự. Còn lãnh đạo tồi thì làm việc đó hàng ngày, và họ không bao giờ nhớ nổi hàng tá việc quan trọng cần ưu tiên (cùng một lúc) mà họ đã bảo bạn phải gác mọi công việc khác sang một bên để làm. Cách giải quyết trong trường hợp sếp của bạn có thói quen xấu này là trả lời rằng: “Vâng, đương nhiên rồi. Như vậy công việc khẩn cấp (của ngày hôm qua) sẽ được lùi lại đến thứ 5 tới – thế có được không ạ?”

Đừng mang vấn đề đến cho tôi. Tôi cần giải pháp.
Câu nói đó xuất hiện khi các lãnh đạo bắt đầu nhận ra rằng nhân viên thường có thể tự giải quyết các vấn đề hàng ngày của mình mà không cần đến sự trợ giúp của cấp trên. Nhưng các lãnh đạo đã tự hiểu “Đừng mang vấn đề đến cho tôi. Tôi cần giải pháp” như “Đừng có phàn nàn nữa – trật tự đi và hãy tự giải quyết”. Sự thật là, quy trình kinh doanh ngày nay rất phức tạp, và thường thì một nhân viên khi gặp phải vấn đề không có đủ lượng thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Đó là lúc lãnh đạo nên giúp họ. Những lãnh đạo nói rằng “Mang giải pháp đến cho tôi” thực ra là muốn nói “Đừng nói với tôi những điều tôi không muốn nghe”. Làm việc cho những người như vậy sẽ chỉ khiến bạn tổn thọ.

Vào thời điểm khó khăn này, có được một công việc đã là may cho anh rồi.
Điều buồn cười nhất về những lãnh đạo hay nói câu đó là họ dường như chẳng bao giờ cảm thấy mình may mắn vì được làm việc – mà chỉ có người khác may mắn thôi. Nói “Có việc làm là may rồi” trong cái kỷ nguyên mà tỷ lệ thất nghiệp hơn 9% cũng có nghĩa là “Tôi không thể tin nổi là anh lại có thể nằm trong số 90% dân số có việc làm”. Đó là sự xúc phạm ghê gớm, và kinh khủng hơn, là sự thất bại cá nhân trên phương diện nhà quản trị. Những người sống trong nỗi sợ thất nghiệp thường không nhìn thấy tiềm năng của mình và của người khác. Nếu sếp của bạn là người như vậy, thì hãy tin rằng ngoài kia, nhiều chủ doanh nghiệp sẽ rất vui mừng nếu có được nhân viên như bạn.

Theo doanhnhanvang