Đào tạo Đào tạo nhân lực sự đầu tư hợp lý

Đào tạo nhân lực sự đầu tư hợp lý

25
Đào tạo nhân lực là sự đầu tư hợp lý chứ không phải là làm việc tốn chi phí của doanh nghiệp. Có thể nói, chưa bao giờ doanh nghiệp lại chú trọng đầu tư cho đào tạo nhân lực như hiện nay. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển ngày càng được các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn.


Học thêm để hiểu biết thêm
Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, Tổng Giám đốc công ty cổ phần đầu tư Alphanam, yếu tố con người trong doanh nghiệp là quan trọng số một, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong thương trường. Ông Hải nói, hàng năm, Công ty Alphanam đều cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo cao cấp trong nước hoặc ra nước ngoài. Tuy không tiết lộ con số cụ thể, nhưng ông khẳng định, kinh phí để thực hiện công tác đào tạo này rất lớn . Nhưng vì coi đây là sự đầu tư thích đáng, mang tính chất lâu dài nên Công ty không hề ngần ngại tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ.
Cùng quan điểm với ông Hải, ông Đỗ Quang Hiển, Tổng Giám đốc Tập đòan T & T, hoạt động trong lĩnh vực điện tử, cho rằng, trong sản xuất kinh doanh, nếu không có lực lượng lao động trình độ cao thì cũng không thể có sản phẩm chất lượng cao. Chính vì thế, T & T liên tục tổ chức các khóa đào tạo nâng cao cho nhân viên của mình. Đối với T&T, việc đào tạo này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì trong quá trình sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, nếu nhân viên không tiếp cận và sử dụng được dây truyền, thiết bị công nghệ hiện đại thì rất khó có thể bắt kịp với xu thế chung.
Ông Nguyễn Cảnh Hồng, Tổng Giám đốc Công ty Cửa sổ nhựa châu Âu (Eurowindow) thì nhận định: Trên thực tế, để có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thì phải đào tạo liên tục. Có như vậy, nhân viên mới cập nhật được những kiến thức cần thiết để áp dụng vào công việc. Tại Eurwindow, hàng năm luôn có các chỉ tiêu về đào tạo và nhân viên đều phải đào tạo hòan thành 100%. Mặt khác, ban lãnh đạo Công ty cũng thương xuyên tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng lãnh đạo. Việc trang bị thêm kiến thức cho nhân viên và ban lãnh đạo không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho kế họach kinh doanh trước mắt, mà còn là động lực để doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Đào tạo lại, một công việc cần thiết
Một điều khó khăn phủ nhận là những nhân viên mới được tuyển dụng trong doanh nghiệp không thể ngay lập tức đáp ứng tốt được các yêu cầu của công việc. Lý do là họ chưa thể hòa nhập vào môi trường mới và không tránh khỏi lung túng khi tham gia vào các công đọan sản xuất/kinh doanh vốn đã được vận hành rất bài bản trước đó. Nhưng sai lầm thường gặp của các chủ doanh nghiệp là muốn nhân viên mới phải làm được việc ngay lập tức. Và nếu không đáp ứng được nhu cầu này, họ coi như không vượt qua được giai đọan thử việc.
Về vấn đề này, ông Hồ Hoàng Hải, Giám đốc công ty Cổ Phần Phú Thành, chuyên sản xuất, lắp ráp mái hiên di động, cho rằng : “Thực ra chủ doanh nghiệp cũng có lý khi đặt ra nhu cầu cho nhân viên mới, bởi họ phải chịu áp lực trả lương. Tuy vậy, họ cần phải linh họat trong vấn đề này. Nếu thấy được khả năng và tư chất ở nhân viên mới thì nên cho họ thời gian. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức đào tạo lại, kể cả nhân viên mới và cũ. Đối với nhân viên mới, thao tác này sẽ giúp họ hiểu được mình cần phải làm gì và làm như thế nào, phải đáp ứng được mức độ nào trong công việc. Còn đối với nhân viên cũ, việc đào tạo lại giúp họ cập nhật, bổ sung những kiến thức cần thiết cho vị trí mà mình đang đảm nhận.
Đồng tình với nhận định của ông Hòang Hải, chị Ứng Ngọc Anh, Trưởng đại diện Công ty Công nghệ cao Hi-tek tại Hà Nộ cho biết: “ Tại Hi-tek, nhân viên mới luôn luôn được đào tạo cơ hộ nếu họ có khả năng thực sự. Chúng tôi hiểu rằng, để xây dựng một đội ngũ nhân viên năng động, biết ứng phó linh họat trước mọi khó khăn thì không thể liên tục đào tạo họ. Ngay cả với các nhân viên lâu năm, hàng tuần chúng tôi đều tổ chức họp tổng kết, rút kinh nghiệp bổ sung kịp thời những kiến thức mới. Tất cả các nhân viên của Hi-tek đều được tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao chính thức cũng như không chính thức”.

Những cản trở nhất định
Cách đây chưa lâu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, phối hợp với hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, tổ chức khảo sát trên 679 nhà doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực về vấn đề đào tạo nhân lực và đào tạo quản lý. Phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định, đào tạo nhân lực có thể góp phần đáng kể vào việc giải quyết khó khăn mang tính chiến lược.
Có tới 84,4% số doanh nghiệp cho rằng, dịch vụ đào tạo quản lý là rất cần thiết và sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo. Thế nhưng, số doanh nghiệp đã tham gia đào tạo chỉ chiếm 40,9% và chỉ có 44,9% doanh nghiệp tham gia hai khóa đào tạo trở lên. Điều này phần nào cho thấy, chất lượng đào tạo các trung tâm chưa thuyết phục và tạo được ứng tượng với các doanh nghiệp.
Đề ra phương các giải quyết tình trạng này, bà Nguyễn Hải Hà, Giám đốc công ty Kiểm tóan KPMG Việt Nam cho rằng, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo cần phải hiểu biết sâu sắc lĩnh vực hoạt động, cũng như chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Từ đó, họ mới có thể đưa ra được những chương trình đào tạo, thu hút các đối tượng phù hợp tham gia.
Mặc dù nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức được rằng, đây thực sự là một cách đầu tư dài hạn chứ không phải là một khỏan chi phí. Tổng Giam đốc Eurowindow, Nguyễn Cảnh Hồng, khẳng định: “ Nếu coi việc đào tạo nhân lực là chi phí bạn hòan tòan sai lầm. Muốn xây dựng được thương hiệu uy tín, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng thì đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp. Mà để có được điều đó thì chỉ có một cách là doanh nghiệp phải tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên học hỏi, bổ sung những kiến thức mới, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh như hiện nay”.
Bà Đòan Thu Ba, Giám đốc Công ty Thanh Bắc Đông Dương cũng cho rằng: “Việc đầu tư đào tạo nhân lực đối với mỗi doanh nghiệp không phải là một chi phí mà là cách thức để doanh nghiệp phát triển. Ở Thanh Bắc Đông Dương, nhân viên không những được đãi ngộ xứng đáng (nhiều nhân viên nhận mức lương trên 1.000 USD/tháng) mà còn có cơ hội phát triển bản thân thông qua các chuyến học tập và công tác nước ngòai. Chỉ cần nhân viên có kế họach kinh doanh chung thì Công ty sẵn sàng chi cấp tòan bộ chi phí”.
Cũng theo bà Đòan Thu Ba, đây không chỉ là cách để làm tăng nguồn lực chất xám cho doanh nghiệp, mà còn là cách thu hút và giữ chân người lao động trình độ cao, một yếu tố sống còn đối với bất cứ doanh nghiệp nào trên con đường cạnh tranh và hội nhập.

Theo Quản trị