Kiến thức quản trị Đi tìm công cụ quản trị rủi ro

Đi tìm công cụ quản trị rủi ro

25
Có 3 công cụ đã được kiểm chứng giúp bạn dự đoán và kiểm soát những rủi ro ngắn và dài hạn. Bạn có thể áp dụng một trong những công cụ trên để ra những quyết định quan trọng trong những giai đoạn có nhiều biến động và khó khăn.
Phi công, nhà quản trị và doanh nhân là những người làm việc trong môi trường có nhiều biến động và rủi ro. Chính vì vậy họ đã phát triển những kĩ năng để quản trị những vấn đề thiếu sự chắc chắn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Có 3 công cụ đã được kiểm chứng giúp bạn dự đoán và kiểm soát những rủi ro ngắn và dài hạn. Bạn có thể áp dụng một trong những công cụ trên để ra những quyết định quan trọng trong những giai đoạn có nhiều biến động và khó khăn.

Quản trị nguồn lực phi hành đoàn (Crew Resource Management – CRM)
Đây là quy trình được phát triển bởi NASA vào năm 1979 với mục đích đảm bảo an toàn tối đa cho các chuyến bay. CRM tập trung huấn luyện các kĩ năng nhận biết tình huống, giao tiếp mở và giao tiếp không phân cấp trong khoang lái, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và ra quyết định hiệu quả.
Có thể áp dụng cho ai: bất cứ ai cần đưa ra quyết định trong thời gian ngắn và khi một sai lầm dù nhỏ đều không được phép xảy ra. Chesley B. “Sully” Sullenberger III, phi công của hãng US Airways đã hạ cánh an toàn xuống dòng sông Hudson và cứu sống toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số 1549, ông là người đã tham gia phát triển các khóa học CRM đầu tiên của US Airways, tập trung vào phòng ngừa tai nạn máy bay và huấn luyện phi công trở thành những lãnh đạo tài ba.
CRM là các khóa học bắt buộc dành cho tất cả phi công và nên được xem là chương trình huấn luyện cần thiết trong những nghề nghiệp mà sự mạo hiểm là một phần trong công việc. Có thể nói rằng các kĩ năng được huấn luyện trong CRM là cần thiết dành cho bất cứ ai làm kinh doanh, theo Jay Hopkins, chủ tịch Học viện Phòng chống tai nạn, người đã giảng dạy CRM từ 1980. “Sự an toàn không chỉ mang ý nghĩa về mặt vật lí, nó còn có ý nghĩa về mặt tài chính. Tức là giảm rủi ro xuống mức tối thiểu và không nên mạo hiểm khi không thực sự cần thiết”. Cũng không ngoại trừ những rủi ro xuất phát từ việc không thể giao tiếp với quản lí, khách hàng… Hopkins cũng nhấn mạnh rằng khả năng nhận biết tình huống rất quan trọng với quản lí để nắm bắt và hiểu rõ hơn bối cảnh (điều đang xảy ra), tình huống (điều đã xảy ra) và hậu quả (điều sẽ xảy ra).
Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management – ERM)
ERM được sử dụng để xác định những rủi ro, lượng hóa những tác động, điều tra nguyên nhân và quản lí những tác động do rủi ro mang lại. ERM có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ phân tích chỉ số tín dụng, thị trường chứng khoán tới những tác động tới công ty khi danh tiếng bị đe dọa.
Quy trình này gồm có những bước sau:
Xác định rủi ro
Lượng hóa rủi ro
Điều tra nguyên nhân
Đưa ra phương pháp giải quyết rủi ro
Quản lý và giám sát
Có thể áp dụng cho ai: kiểm toán viên, chuyên viên ngân hàng hay các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính muốn tìm hiểu và dự báo xu hướng trước khi đưa ra những quyết định có tính chiến lược lâu dài.
ERM được xây dựng với mục đích phục vụ cho chiến lược. Đây là một công cụ lên kế hoạch, không phải công cụ quản lí các hoạt động hằng ngày. Cũng cần đảm bảo rằng nguời quản lí và triển khai chương trình ERM phải có kĩ năng về định lượng. Có rất nhiều các chương trình ứng dụng ERM, nhưng theo các chuyên gia một chương trình tốt phải được xây dựng dựa trên tổ hợp các công cụ ngẫu nhiên, khoa học đưa ra quyết định, lí thuyết trò chơi và tâm lí ứng xử.
Xây dựng kế hoạch dựa trên những phát hiện (Discovery-Driven Planning)
Xây dựng kế hoạch dựa trên những phát hiện là công cụ lên kế hoạch dựa trên viễn cảnh, được phát triển bởi giáo sư Ian MacMillan thuộc trường Wharton và giáo sư Rita Gunther McGrath thuộc trường kinh doanh Colombia. Đây là một quy trình gồm 6 bước và có tính hệ thống được sử dụng để chuyển những thông tin “chết” những thành kiến thức trong những môi trường thiếu chắc chắn và rủi ro. Nhà quản lí có thể sử dụng chúng để điều chỉnh chiến lược và đưa ra những quyết sách nhanh chóng hơn, ví dụ như quyết định liệu có nên rút lui khỏi một thương vụ đầu tư thiếu hiệu quả.
Quy trình này gồm những bước sau:
Xác định mục tiêu đầu tư
Mô tả thị trường cạnh tranh: tạo ra cái nhìn thực tế về môi trường cạnh tranh
Cụ thể hóa những kết quả thành phẩm: xác định công việc cần thực hiện để đạt được kết quả
Kiểm tra giả định: chuyển những giả định thành kiến thức
Quản lí những điểm mốc: đưa ra kế hoạch kiểm tra các giả định
Tính toán: Giữ cho chi phí ngày càng giảm tới khi giả định được kiểm tra hoàn tất
Áp dụng cho ai: bất cứ nhà quản lí doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định trong môi trường nhiều rủi ro.
Đây là quy trình ngắn hạn được xây dựng để mã hóa những suy nghĩ của người làm kinh doanh. Mục đích là kiểm tra những giả định (ví dụ “tất cả khách hàng chúng ta đều thanh toán đúng hạn”) để đưa ra những lựa chọn mang tính thực tế và chắc chắn hơn. Điều này giúp nhà quản trị phản ứng với những giả định kinh doanh sai lầm. Công cụ này được sử dụng hiệu quả nhất trong việc kiểm tra những dự án hay ý tưởng mới trong những giai đoạn đầu trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Theo Thuật quản trị