Đào tạo Mô hình ” Đầu kéo, đầu đẩy “

Mô hình ” Đầu kéo, đầu đẩy “

12
Mô hình quản trị của doanh nghiệp (DN) Việt Nam vận hành theo kiểu “đầu tàu” nên thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào sự lèo lái của người lãnh đạo DN, có thể gọi nôm na là “thuyền trưởng”.

Những yếu tố cần

Làm sao để DN hoạt động hiệu quả là trăn trở của tất cả các doanh nhân và việc này không hề đơn giản. Theo các chuyên gia, một “thuyền trưởng” muốn lèo lái con thuyền DN vượt qua phong ba, bão tố thì bắt buộc phải có tri thức, tầm nhìn và bản lĩnh.

Trong kinh doanh, “thuyền trưởng” phải dự đoán tình hình chính xác để xây dựng chiến lược và lên kế hoạch thực hiện một cách bài bản. Việc này sẽ quyết định phần lớn sự thành, bại của DN.

Phát biểu tại buổi giao lưu với các hội viên Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM mới đây, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn Hội nhập Toàn cầu (GICB) cho rằng, ngoài dự đoán tình hình chính xác, doanh nhân còn phải có năng lực. Đó là sự hiểu biết, là kiến thức, là kinh nghiệm rút ra từ thực tế của bản thân cộng với năng lực về tài chính, con người, hệ thống quản trị…

“Nếu chúng ta đánh giá đúng tình hình mà chưa thể thành công là do nhiều yếu tố khác. Có thể đó là do năng lực không có, thực hiện marketing chưa tới… Thực tế, có nhiều DN do phát triển quá nhanh nhưng năng lực không đáp ứng kịp, dẫn đến thất bại, hoặc cũng có khi thị trường thay đổi quá nhanh dẫn đến nhiều rủi ro”, ông Trai chia sẻ.

Với tầm nhìn lãnh đạo xuyên suốt, người đứng đầu DN phải hoạch định chiến lược, đường hướng kinh doanh một cách chắc chắn nhất. Một trong những công việc cụ thể DN phải làm là xây dựng đội ngũ kinh doanh tốt, vì nếu “thuyền trưởng” có dự đoán tình hình tốt đến đâu, hoạch định chiến lược hoàn hảo đến cỡ nào mà đội ngũ thực hiện không tốt thì cũng xem như bỏ đi.

Ông Trần Hữu Chinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Fideco, cho rằng, DN phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào vai trò người lãnh đạo. Để đưa DN vững bước đến tương lai, các nhà lãnh đạo phải thường xuyên kích thích, thúc đẩy việc đổi mới, ứng dụng những ý tưởng sáng tạo vào công việc.

Tuy nhiên, muốn làm được điều này, các nhà lãnh đạo phải có sự chuẩn bị, sự trải nghiệm để có thể tập trung vào chiến lược khả thi nhất, áp dụng một quy trình, hệ thống làm việc tốt nhất có khả năng đem lại nhiều lợi ích nhất cho DN.

Theo các nhà nghiên cứu, một bộ máy quản trị hiện đại phải hội đủ 5 yếu tố: hoạch định, nhân sự, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Nghĩa là những người quản lý DN phải xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển cho DN, nhưng đồng thời phải có bộ máy nhân sự hoàn hảo để tổ chức, triển khai, kiểm soát việc thực hiện chiến lược ấy.

Nhưng để bộ máy quản trị hiện đại ấy “chạy tốt” thì guồng máy cũng phải tốt, DN phải tạo được sự đa dạng hóa trong các hoạt động và hệ thống hóa để quản lý, vận hành một cách tối ưu. Và việc chọn lựa những cơ hội mới, đa dạng hóa hoạt động cũng cần được xem xét có liên quan gì đến cái cũ, có tạo sức mạnh cho cái cũ, hay cái cũ có tạo sức mạnh cho cái mới không, có phù hợp với mô hình, bộ máy nhân sự, phù hợp với tố chất của lãnh đạo hay không?

Và đủ

Không chỉ tri thức, tầm nhìn và bản lĩnh, doanh nhân còn phải có trách nhiệm với xã hội, phải tuân thủ luật pháp. Dù trách nhiệm của “thuyền trưởng” là làm thế nào để công ty thu được lợi nhuận, nhưng không phải vì thế mà bất chấp tất cả. Các hoạt động của doanh nhân phải theo đúng pháp luật, thể hiện trách nhiệm với xã hội và kinh doanh có đạo đức.

Trong đó, thuế phải minh bạch, ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao và chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. DN không thể vì lợi nhuận mà sản xuất hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Bởi theo các chuyên gia, nếu DN kinh doanh có đạo đức thì khi gặp sự cố sẽ dễ dàng được tha thứ hơn.

“Nhưng ngoài tri thức, tầm nhìn và bản lĩnh, người lãnh đạo DN cần biết lắng nghe, có thái độ trân trọng đối với những đóng góp của nhân viên, biết khơi gợi ở họ tinh thần làm việc hết lòng vì mục tiêu chung”, ông Chinh khuyên. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải thật sự là một “đầu tàu”, “kéo” cho được nhiều người cùng tham gia để tạo ra và thực hiện các cơ hội mang lại sự phát triển cho công ty và lợi ích cho đất nước.

Hiện nay, nhiều nhận xét cho rằng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam có tri thức nhưng tư duy vẫn chưa tương đồng. “Chúng ta có tri thức nhưng năng lực tài chính thiếu cộng với nhiều cái thiếu khác nên chưa xây dựng được hệ thống hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi tin với sự phát triển đang ngày càng mạnh mẽ, chúng ta sẽ làm được điều này trong trong tương lai”, ông Trai khẳng định.

Theo ông Chinh, để phát triển bền vững trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, DN cần xây dựng mô hình quản trị hiện đại. Đó là phải hoạch định chiến lược ngắn hạn và dài hạn; tổ chức bộ máy thực hiện; xây dựng hệ thống giám sát và người điều hành, người lãnh đạo phải có tầm nhìn để tổ chức thực hiện tốt chiến lược đã đề ra. Đồng thời, những “cái đầu vĩ đại” này phải luôn nghĩ ra, tạo sự khác biệt từ trong cách nghĩ đến hành động.

Đã có nhiều thương hiệu ra đời, phát triển rất lớn rồi lại biến mất trên thị trường. Theo tôi, nguyên nhân chính là do đội ngũ lãnh đạo của thương hiệu đã không tập trung xuyên suốt vào thế mạnh của mình. Họ lớn mạnh và thay vì kiểm soát sự lớn mạnh ấy trong khuôn viên thế mạnh của mình thì bị cuốn theo sự lớn mạnh ấy.

Hệ quả là mất kiểm soát và bị vượt mặt dù rằng tiềm lực rất lớn. Do đó, khi cho ra đời một sản phẩm, dịch vụ…, điều đầu tiên mà Sony nghĩ đến là sản phẩm ấy, ngành nghề ấy có đúng với thế mạnh của mình hay không. Điều này giúp chúng tôi có thể kiếm soát được sự phát triển của chính mình.

Bên cạnh tính năng, chất lượng… khi cho ra đời một sản phẩm mới, doanh nghiệp nghĩ đến đến các chương trình truyền thông để người tiêu dùng biết được sản phẩm. Điều này không sai nhưng chưa đủ.

Song song với truyền thông, tác động từ chính bản thân sản phẩm mới là yếu tố khiến người dùng chọn hay không chọn sản phẩm. Đó chính là lý do rất nhiều nhãn hàng khi đã đảm bảo chất lượng sản phẩm, thường chăm chút để sản phẩm của mình có khả năng tác động đến cảm quan đầu tiên khi tiếp xúc với sản phẩm như nhìn, cầm nắm…

Những tác động này tạo nên giá trị khác biệt cho sản phẩm. Sony cũng không là ngoại lệ và sự tăng trưởng khá nhanh của laptop Sony Vaio trên thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, chinh phục được số đông người dùng vẫn chưa phải là yếu tố giúp một thương hiệu trường tồn với thời gian.

Khi biết được thông tin Sony tung ra sản phẩm Vaio Z, dòng laptop cao cấp dành cho doanh nhân rất nhiều người đã cho rằng, đây là một hình thức Sony phủ nhận chính mình bởi trước đó, dòng laptop Vaio S của Sony cũng là dành cho đối tượng này.

Quan điểm này còn khắt khe hơn khi Vaio S của Sony vẫn đang là dòng sản phẩm chủ lực và được Sony tiếp tục cải tiến hơn nữa các sản phẩm, phục vụ cho dòng laptop Vaio S.

Tôi quan niệm, sự bằng lòng với chính mình là cách giết chết doanh nghiệp nhanh nhất. Thực tế, đòi hỏi từ phía người dùng luôn là sự phong phú. Sony Vaio S có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa làm hài lòng một số bộ phận khách hàng.

Để chinh phục đối tượng khách hàng khó tính hơn nữa, Sony buộc phải trang bị những yếu tố đặc biệt, từ chất liệu, công nghệ… cho sản phẩm khác. Như vậy, cho ra đời một dòng sản phẩm khác biệt hơn nữa để chinh phục số người dùng còn lại chính là giải pháp.

Nhiều người cho rằng, đối tượng khách hàng cao cấp mà Sony hướng đến khi cho ra đời Vaio Z là số ít, không đủ đảm bảo mức tiêu thụ an toàn cho một sản phẩm, nhất là trong bối cảnh kinh tế còn nhiều gam màu ảm đạm như hiện nay.

Tuy nhiên, bản thân mỗi sản phẩm đều có sức sống riêng. Tôi cho rằng, điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết hoạch định như thế nào để phát huy sức sống trên thị trường.

Theo Doanhnhansaigon.com