Kiến thức quản trị Corporate governance và quản trị doanh nghiệp lớn

Corporate governance và quản trị doanh nghiệp lớn

299
Khi dùng “quản trị công ty” để dịch cho “corporate governance” ta đã bỏ quản trị (management), cái mà chúng ta đang còn yếu! Trong bối cảnh nước ta hiện nay, khi bàn về đề tài trên thì có câu hỏi là: quản trị nào? – Xin cùng tìm hiểu
Quản trị công ty tại các nước phát triển: Tại các nước này, khi nói đến việc điều khiển công ty thì có ba lĩnh vực:
1. Luật công ty ấn định cơ cấu quyền lực trong công ty . Đó là trách nhiệm và quyền hạn của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát. Dựa theo đó các công ty lập ra bản điều lệ cho công ty mình.

2. Quản trị công ty (management): Là việc quản lý và điều hành kinh doanh trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty gồm có: lập kế hoạch, tổ chức, tìm tài nguyên, lãnh đạo, chỉ huy cùng kiểm soát công ty.
Nhìn lại lịch sử phát triển của quản trị trên thế giới, vốn là thành quả của sự tiến bộ của loài người, ta có thể tóm tắt như sau. Thoạt đầu, mọi doanh nghiệp đều được chủ nhân quản trị theo kiểu thuận tiện. Đặc trưng của kiểu quản trị này là công việc được giao theo niềm tin đặt vào từng người nhất định; chủ nhân toàn quyền thay đổi thể thức làm việc và do đó doanh nghiệp không có những nề nếp nhất định và không có văn bản. Cách này phù hợp và hữu hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ, vài ba chục người.
Khi doanh nghiệp lên đến cả trăm người thì kiểu kia không còn hữu hiệu và người ta phải chuyển sang kiểu quản trị theo khoa học. Đặc điểm của cách này là công việc được thực hiện bởi các đơn vị trong doanh nghiệp được sắp xếp theo sự hợp lý, họ làm theo những thủ tục nhất định, và cả hai được ghi vào văn bản. Mọi người, kể cả chủ, phải làm theo.
Cách quản trị này đã hợp lý hóa tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nên nó đã chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất. Khi nó đã hoàn chỉnh, người ta đẩy nó lên cao hơn để làm cho chất lượng của các đợt hàng sản xuất khác nhau đều giống nhau. Do đó có ISO.
Ta gọi kiểu quản trị này là tiên tiến. Kể từ sau năm 2000, khi thương mại điện tử phát triển, thì quản trị tiên tiến được nâng cao lên một bước nữa, gọi là e-management. Đó là trình độ quản trị hiện đại của thế kỷ 21.
3. Corporate governance : Mới có từ khoảng 1985 đến nay. Nó là một quá trình (process) hay thủ tục về giám sát (supervision) và kiểm soát (control) được thực hiện để bảo đảm cho việc thực thi quản trị công ty (management) phù hợp với lợi ích của các cổ đông (Parkinson 1994). Ở Mỹ người ta nghiên cứu về quy chế này và thấy các khuôn mẫu (model) của “corporate governance’’ ở các nước không khác nhau nhiều; không có một khuôn mẫu chung mà phần lớn được quyết định theo cơ cấu sở hữu của công ty.
Luật công ty của mỗi nước sẽ làm cho các điểm đặc thù về “corporate governance’’ khác nhau; nhưng tất cả có một khuynh hướng là quy tập về những tiêu chuẩn chung dựa trên các nguyên tắc tổng quát sau:
Sự độc lập của các thành viên hội đồng quản trị và việc giám sát hữu hiệu của họ.
Chịu trách nhiệm với các cổ đông.
Minh bạch và công bố thông tin, và
Bảo vệ quyền lợi của cổ đông nắm vốn ít.
Tình hình ở Việt Nam: Công ty ở ta bắt đầu bằng các doanh nghiệp nhà nước. Chủ nhân của nó cấp tiền và ra lệnh cho người dưới chứ không bao giờ điều khiển một doanh nghiệp. Ông ta ban hành kế hoạch, tiêu chuẩn, chế độ chính sách… để quy định công việc thực hiện. Còn người thực hiện chính là công nhân – mà cũng là chủ luôn – và có cả một bộ luật công đoàn chi phối tinh thần làm việc, chế độ làm việc và bảo vệ công việc. Cả chủ lẫn thợ không bao giờ có một quan niệm về quản trị kinh doanh, mà chỉ đến “quản lý”, chế độ, chính sách. Như thế là các doanh nghiệp nhà nước quản trị theo sự thuận tiện.
Khi các công ty tư nhân được thành lập thì ông chủ đi theo nếp của doanh nghiệp nhà nước có thêm thắt sáng kiến của mình; nhưng cũng không nhận ra trình độ quản trị của mình là thuận tiện.
Sau năm 1995, các học giả, sinh viên đi học quản trị kinh doanh ở các nước phát triển; lúc đó họ đang dạy quản trị tiên tiến. Các vị kia và cả các công ty tư vấn nước ngoài nữa, bèn đem ISO về áp dụng cho các doanh nghiệp muốn “quản lý” tốt hơn. Họ ghép ISO vào quản trị thuận tiện và cả hai đều loay hoay vì không biết cái gốc. Phải lên khoa học đã chứ! Do vậy đã có nhận xét chỉ khoảng 10% công ty có chứng chỉ ISO là làm đúng và còn theo đuổi.
Trong khi còn đang thiếu một nền tảng quản trị khoa học thì do nhu cầu hội nhập, rồi khuyến cáo của các chuyên gia nước ngoài; năm 2002, Ủy ban Chứng khoán du nhập các điều khoản trong corporate governance vào bản điều lệ mẫu dành cho các công ty niêm yết. Họ không đặt tên rõ ràng. Năm 2003, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dịch bản báo cáo về corporate governance của tổ chức OECD là “quản trị công ty”.
Đến năm 2007, trong Quyết định số 12 ngày 13-3, Bộ Tài chính cũng gọi là “quản trị công ty” và định nghĩa: là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đến công ty.
Các nguyên tắc quản trị công ty ở ta có, thí dụ: trình tự, thủ tục về triệu tập và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông; ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm và bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị; trình tự, thủ tục tổ chức họp hội đồng quản trị; quy trình, thủ tục phối hợp hoạt động giữa hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban giám đốc; quy định về đánh giá hoạt động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc và các cán bộ quản lý; những vấn đề liên quan đến cổ đông lớn. Như thế, “quản trị công ty” ở ta có nội dung khác với “mangagement” của thế giới.
Khi chạy, chiếc xe phải di chuyển theo sự điều khiển của tài xế (đó là quản lý và điều hành) nhưng nó có thể bị hỏng giữa đường (do management). Quản trị công ty (corporate governance) yêu cầu chiếc xe chạy tốc độ nọ kia, cách thay tài xế nhưng nó không nổ máy (vì management).

Theo Saga