Đào tạo Luôn thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên

Luôn thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên

20
Hầu hết các công ty đều đưa ra câu khẩu hiệu “Đổi mới hay là chết” như là phương châm lao động và sáng tạo cho nhân viên và tổ chức. Thế nhưng thực tế, không ít các nhà quản lý chọn vế thứ 2 cho công ty mình. Tại sao vậy?
Sự sáng tạo thường bị giết chết nhiều hơn là nhận được sự ủng hộ. Vấn đề không phải là các nhà quản lý cố tình bóp chết nó nhưng thực tế, công việc này cần sự phối hợp và việc giám sát chặt chẽ vô tình khiến nhân viên không thể đưa những ý tưởng sáng tạo vào trong những phương pháp làm việc mới và hiệu quả.

Để biến công ty trở thành nơi làm việc sáng tạo, bạn cần phải để tâm chú ý tới sự thành thạo về chuyên môn, kỹ năng tư duy sáng tạo và động lực thúc đẩy. Trong 3 điều này, động lực thúc đẩy, đặc biệt là động lực bên trong hay niềm đam mê đương đầu với một loại thách thức chính là yếu tố có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất khiến nhà quản lý thúc đẩy sự sáng tạo cũng như thành công trong tương lai cho công ty.

Trong kinh doanh, việc ý tưởng nào đó có trước thôi chưa đủ, mà nó phải hữu ích, phù hợp và có thể hiện thực hóa được. Nó phải có ảnh hưởng tới cách thức thực hiện công việc, giúp cải thiện đáng kể một sản phẩm hay một dịch vụ.

Đối với mỗi cá nhân, sự sáng tạo tồn tại như một chức năng gồm sự phối kết hợp của 3 yếu tố:

1. Thành thạo về chuyên môn (kỹ thuật, thủ tục, tri thức):

 Càng thành thạo, con người càng có “không gian trí tuệ” rộng lớn để tìm hiểu và giải quyết các vấn đề.

2. Kỹ năng tư duy sáng tạo:

 Khả năng này hình thành theo tính cách của cá nhân. Nó là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận vấn đề của bạn linh hoạt và phong phú đến mức nào.

3. Động lực:

Sự thành thạo về chuyên môn và những kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cá nhân đưa ra các sáng kiến, còn động lực quyết định xem thực tế, một người có thể làm được những gì.

Có hai loại động lực là động lực bên trong và động lực bên ngoài.

Động lực bên ngoài đến từ bên ngoài cá nhân, có thể là sự hối thúc của một phần thưởng hay của mối lo bị sa thải. Động cơ bên trong không ngăn cản nhưng trong nhiều trường hợp nó cũng không thúc đẩy sự sáng tạo. Tự nó không thể thúc đẩy mọi người đam mê với công việc của họ, mà thực tế có thể khiến họ cảm thấy bị mua chuộc hoặc bị kiểm soát.

Trái lại, động lực bên trong đến từ bên trong cá nhân. Đó là sự quan tâm yêu thích của cá nhân với hoạt động nào đó, là tình cảm không thay đổi đối với những hoạt động cụ thể hoặc tình yêu sâu sắc đối với những thách thức đặc biệt. Khả năng sáng tạo của nhân viên sẽ được phát huy ở mức tối đa nếu như họ được thúc đẩy từ bên trong. Nói cách khác, tự bản thân công việc phải là động cơ thúc đẩy họ.

Việc cố tác động đến những kỹ năng tư duy sáng tạo và sự thành thạo về chuyên môn của nhân viên sẽ mất nhiều thời gian. Sẽ dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng hơn nhiều nếu tác động đến động lực bên trong của họ. Các hoạt động thúc đẩy động lực bên trong sẽ rơi vào một vài loại sau: Thách thức, tự do, các sáng kiến, các đặc trưng của làm việc theo nhóm, tăng cường giám sát và sự ủng hộ của tổ chức.

Như vậy, để thúc đẩy sự sáng tạo, cần chú ý:

1. Giao đúng người đúng việc:

 Làm vậy nhân viên sẽ bị kéo căng nhưng không căng đến mức quá yếu ớt. Các nhóm làm việc có tầm nhìn khác nhau sẽ sáng tạo nhiều hơn là các nhóm thuần nhất.

2. Tạo sự tự do cho mọi người trong khuôn khổ những mục tiêu của công ty:

Hãy nói với họ đâu là ngọn núi họ cần leo, nhưng để họ quyết định leo như thế nào. Cần giữ cho các mục tiêu ổn định trong một giai đoạn nào đó. Bởi, rất khó mà trèo được lên đỉnh nếu đó là ngọn núi “di động”.

3. Phân phối thời gian và nguồn nhân lực cho các dự án:

Các tổ chức thường giết chết sự sáng tạo bằng những thời hạn giả mạo. Nó sẽ gây ra sự nghi ngờ, khiến nhân viên luôn nghĩ có một dung sai nào đó cho hạn chót phải hoàn thành công việc. Điều này sẽ làm hỏng tất cả.

4. Hãy để những nhân viên biết rằng những điều họ làm là quan trọng:

Điều này sẽ giúp họ duy trì nhiệt huyết và lòng đam mê đối với công việc.

Theo Lãnh Đạo