Kiến thức quản trị Khủng hoảng tuổi 25: Bạn học được điều gì từ cách các...

Khủng hoảng tuổi 25: Bạn học được điều gì từ cách các tỷ phú vượt qua khó khăn thời trẻ?

24
Quãng đời tuổi 25 là thời gian đẹp nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời bạn. Tuy nhiên, những câu hỏi về tiền bạc, mối quan hệ khiến mọi thứ của người trẻ trở nên phức tạp và khủng hoảng. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học của Đại học Greenwich và Đại học Lonodn, gần 90% người trẻ ngày nay nói rằng, họ đang trải qua giai đoạn khó khăn với sự nhầm lẫn và sự trầm cảm.


Ảnh minh họa
Nhưng hãy nhớ rằng, khủng khoảng tuổi trẻ – tuổi 25 là điều ai cũng phải trải qua. Những người thành công, giàu có nhất thế giới cũng có những khó khăn tuổi trẻ cần vượt qua. Dưới đây là 5 người thành công, đã từng vật lộn với tuổi đôi mươi đầy khó khăn và những bài học quan trọng từ kinh nghiệm của họ.

1. Mark Cuban

Trước khi trở thành một doanh nhân giàu có, nhà đầu tư của ABC Shark Tank, chủ sở hữu của Dallas Mavericks chỉ là một thanh niên đang tìm cách kinh doanh. Ông sống chung cùng 5 người khác trong một căn hộ nhỏ và làm việc tại công ty bán phần mềm máy tính.

Trong cuốn sách How to win at the sport of business, Mark Cuban kể lại, ông từng bị sa thải bởi “không nói với ai là đã ra ngoài ăn trưa để cố gắng chốt hợp đồng với khách hàng”. Nhưng thất bại đó đã dạy ông bài học kinh nghiệm sâu sắc: “Ông chủ cũ từng là người cố vấn và cho tôi nhiều lời khuyên. Nhưng không phải theo cách mà bạn nghĩ đâu. Đến giờ, tôi vẫn nghĩ lại những điều ông ấy đã làm và tôi làm ngược lại”.

Lời khuyên tỷ phú Mark Cuban dành cho những người trẻ tuổi: “Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Đừng bao giờ dừng lại. Đừng bao giờ ngừng yêu thương một giây phút trong cuộc đời”.

2. Elon Musk

Thời trai trẻ, ông chủ của Tesla và SpaceX từng có kế hoạch học để lấy bằng tiến sĩ Vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu ở đại học Stanford, nhưng ông đã bỏ học chỉ sau 2 ngày.

“Khi bắt đầu học ở Stanford, tôi đã 25 tuổi. Vì vậy tôi phải đưa ra quyết định, và tôi quyết định trì hoãn việc học. Lúc đó, tôi dự tính sẽ quay lại sau 6 tháng, nhưng thầy hiệu trưởng đã nói rằng có lẽ ông ấy sẽ không bao giờ thấy tôi quay lại. Và ông ấy đã đúng”.

Tỷ phú Elon Musk từng phải ngủ trên sàn nhà ở văn phòng, tắm ở nhà vệ sinh công cộng và đấu tranh để vượt qua nhiều thử thách. Tuy nhiên, ông không bao giờ từ bỏ mục tiêu kinh doanh của mình. Elon xây dựng công ty phần mềm trực tuyến Zip2, cho phép các tờ báo xuất bản nội dung trực tuyến. Sau đó, công ty Compaq đã mua lại Zip2 với giá 300 triệu USD.

Trải nghiệm thời trai trẻ khó khăn đã dạy Elon phải làm việc chăm chỉ hơn bất cứ ai và đừng bao giờ sợ rủi ro.

3. J.K Rowling

Khi 20 tuổi, mẹ qua đời, Rowling chuyển đến Bồ Đào Nha trở thành một giáo viên tiếng Anh. Ở đó cô đã gặp và lập gia đình với một người đàn ông. Sau khi sinh được một con gái, gia đình của Rowling cũng sớm tan vỡ. Cô quay lại Anh với hai bàn tay trắng và sự trầm cảm trầm trọng. “Tôi từng nghĩ tới chuyện tự tử ở thời điểm đó. Tuổi 25, tôi sống trong sự nghèo khó và suy sụp”, Rowling trả lời phỏng vấn tờ Sunday Times.

Từ công việc giảng dạy ở một trường học ở Edinburg, Scotland, Rowling đã nảy ra ý tưởng về câu chuyện trường học phù thủy và nhân vật Harry Potter. Cô hoàn thành câu chuyện trong thời gian rảnh rỗi. Trước khi xuất bản được Harry Potter, Rowling đã bị rất nhiều nhà xuất bản từ chối.

4. Oprah Winfrey

Khi Winfrey 23 tuổi, cô loại khỏi bản tin buổi tối ở kênh truyền hình Baltimore WJZ-TV. Bị gạt ra khỏi công việc yêu thích, Winfrey nói: “Tôi không biết mình đang ở đâu. Dó là bước ngoặt lớn nhất đối với giai đoạn trưởng thành của tôi. Thất bại đó buộc tôi phải biết mình là ai, nỗ lực hết sức. Tôi thậm chí không biết bản thân đã biển đổi như thế nào”.

Đứng dậy sau thất bại đầu đời, Oprah Winfrey đã làm việc bằng tất cả sự nỗ lực và trở thành người dẫn chương trình nổi tiếng toàn thế giới.

5. Steve Jobs

Khi còn trẻ, Steve Jobs cũng từng mất phương hướng. Sau khi bỏ học đại học, ông đến Ấn Độ để tìm kiếm mục đích cuộc đời và cũng từng thử vài loại chất kích thích. Nhưng những điều đó không giúp ông “thức tỉnh” . Sau này, cùng hợp tác với Steve Wozniak để xây dựng Apple, Steve Jobs mới nhận ra con đường phát triển công nghệ có thể giúp ông thay đổi toàn thế giới.

Học theo các tỷ phú, bạn có thể vượt qua khủng hoảng tuổi 25 bằng cách nào?

1. Nhìn lại quá khứ

Hãy xem lại những khoảnh khắc quá khứ có ý nghĩa và truyền cảm hứng sống cho bạn. Nhìn lại những thất bại, thành công trong quá khứ có thể giúp bạn tìm ra hướng đi đúng đắn cho tương lai. Khi có thể diễn đạt lại những khoảnh khắc định hình cuộc đời bạn trong quá khứ, bạn sẽ nhận ra mình là ai và cần làm gì để đột phá.

2. Bắt đầu một dự án truyền cảm hứng

Jenny Blake, đồng tác giả của chương trình Phát triển nghề nghiệp của Google khuyên bạn: “Nếu cảm thấy thất vọng và không chắc chắn mình nên làm gì với cuộc sống, hãy tạm ngừng cố gắng tìm kiếm điều bạn đam mê. Áp lực phải xác định được mục tiêu có khi sẽ dập tắt và gây ra nhiều phiền phức không cần thiết hơn. Tôi khuyên mọi người nên thực hiện một dự án ngắn hạn với một mục đích rõ ràng”. Khi toàn tâm thực hiện một dự án cộng đồng, công việc sẽ cho bạn nguồn cảm hứng mới, kỹ năng mới và cho bạn một cách mới để khám phá bản thân.

3. Tập trung vào các mối quan hệ lành mạnh và nuôi dưỡng sở thích cá nhân

Hãy viết ra công thức hạnh phúc lý tưởng của riêng bạn:

Hạnh phúc = Gặp gỡ bạn bè mỗi tuần 1 lần + Tập thể dục 2 lần mỗi tuần + Đi ngủ trước 22 giờ + Dành 10 phút mỗi ngày cho sở thích riêng.

Đó là cách giúp bạn cân bằng giữa cuộc sống và công việc tốt hơn. Khi đó, bạn sẽ xác định được mục tiêu của cuộc đời mình là gì, bản thân cần làm gì để không còn lạc lối.

4. Tiếp cận với những người làm việc bạn thích

“Nếu bạn không ngần ngại, bạn có thể đi sau những người đã đạt được thành công mà bạn muốn”, CEO Peter Roper của Google khuyên. Tiếp xúc với những người thành công là cách nhanh nhất để học hỏi từ họ. Hãy tìm kiếm cơ hội cho chính bạn bằng cách gửi hồ sơ, email bày tỏ khả năng và nguyện vọng học hỏi, làm việc của bản thân tới công ty mà bạn muốn. Có thể, nhiều công ty sẽ không phản hồi, nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn khi chỉ “đứng yên”.

Theo trí thức trẻ