Con người Áp dụng ngay những điều đơn giản này thì đến năm 30...

Áp dụng ngay những điều đơn giản này thì đến năm 30 tuổi chẳng cần phải lo nghĩ gì về tiền

20
Có một điều chắc chắn là chỉ khi nào bạn có suy nghĩ chín chắn về giá trị đồng tiền, bạn mới có thể kiểm soát nó một cách hợp lý.


Ảnh minh họa

Tiền bạc chắc chắn là vấn đề quan trọng và là vấn đề muôn thuở của mỗi người. Nhưng đối với người trẻ thì khác, bởi vì họ chưa trải qua nhiều chuyện, chưa có kinh nghiệm nên họ chưa quan trọng lắm trong việc quản lí tài chính. 

Khi bước sang những năm 30 tuổi của cuộc đời, đồng nghĩa với việc bạn đã đi được một nửa quãng đường sự nghiệp, bạn sẽ thấy bản thân khôn ngoan và trưởng thành hơn khi biết cách tiết kiệm tiền ở lứa tuổi 20.

1. Chẳng bao giờ là quá muộn để học về cách quản lí tiền

Những người quản lí tài chính giỏi đều được những người khác tán dương vì quản lí tài chính là một trong những vấn đề mà không phải ai cũng làm được. Quản lí tiền bạc tốt sẽ chứng tỏ bạn là một người thông minh, linh hoạt trong cách tiêu tiền và tiết kiệm tiền. Đây cũng chính là điểm chung của rất nhiều tỷ phú, triệu phú, nổi tiếng trên thế giưới đã làm được và luôn khuyên nhủ chúng ta nên học theo.

2. Luyện tập thói quen chi tiêu hợp lí một cách thường xuyên

Ngay cả đến chi tiêu hợp lí bạn cũng nên biến nó thành thói quen và thực hành mỗi ngày, nỗ lực không bao giờ uổng phí. Chi tiêu hợp lí cũng là một bài học mà bất cứ cũng nên làm theo, lợi ích to đùng trước mắt là bạn sẽ có một cuộc sống không cần lo lắng về kinh tế. Vậy nên, đừng bỏ qua bài học hữu ích này nhé, nó cũng đơn giản như khi bạn chăm chỉ tập yoga để có một cơ thể khỏe mạnh thôi.

3. Tiêu xài thoải mái mà không cần đến tiền

Chắc hẳn không ít người luôn có một quan niệm rằng “có tiền mới hết buồn”. Tất nhiên, trong vài trường hợp, khi buồn chán thì bạn bắt buộc phải tiêu tiền để mua niềm vui nhưng cũng có những dịp khác bạn chẳng cần tốn đến một xu. 

Đơn giản là bạn hãy lên facebook và tìm hiểu xem sắp tới có sự kiện nào, triển lãm, bảo tang hay xem phim miễn phí vé vào cửa không. Hay thậm chí, khi buồn, bạn có thể nhấc máy gọi đứa bạn đi dạo cùng tâm sự, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa đỡ tốn một khoản tiền trà sữa nữa. Hãy hành động ngay vì cuối tháng không cháy ví!

4. Một số mẹo tiết kiệm nhỏ có thể tạo thành một lợi ích lớn

Thật đấy, chẳng hạn như bạn có thể tự nấu bữa trưa và mang đến công ty thay vì ăn ngoài hàng, hoặc bạn có thể tự chuẩn bị nước ép ở nhà thay vì tạt qua một cửa hàng nào đó. Có thể bạn thấy một số tiền nhỏ như vậy chẳng tiết kiệm được bao nhiêu nhưng bạn cứ thử nhân lên theo số tuần, số tháng thì bạn sẽ không ngờ rằng mình đã tiết kiệm được một khoản lớn như vậy đâu.

5. Tiết kiệm trong mua sắm

Trước khi mua bất cứ món đồ nào, bạn nên suy nghĩ thật kĩ và nên tự hỏi bản thân rằng: Bạn có thực sự cần đến nó không? Khi đi mua sắm, bạn luôn luôn dễ dàng bị thu hút bởi vô vàn những thứ bạn tin chắc là bạn cần chúng. Ví dụ như bạn đi mua giày, bạn xỏ vào đôi nào cũng thấy đẹp, lí do là bởi ánh sáng trong cửa hàng được thiết kế hợp lí, làm tôn đôi giày và cửa hàng có gương “nịnh người”.

Trong một phút nào đó đứng ngơ ngẩn trong cửa hàng, bạn ước bạn có thể mua tất cả. Tuy nhiên, trước khi lấy ví tiền thanh toán, hãy ghi nhớ lấy hai điều này:

-Hầu như những thứ bắt mắt lúc đó đều trông hết sức tầm thường khi về nhà.

-Cái gì dễ dàng có được thì cũng nhanh chóng trở nên nhàm chán.

Và đừng quên một điều nữa, đừng vội gỡ bỏ mác tránh trường hợp thứ đồ bạn mua về bạn lại chẳng thích nữa và bạn muốn đổi trả hàng nhé! Hãy cho bản thân thêm một lần lựa chọn nữa giữa việc giữ hay trả lại, lựa chọn này không bao giờ là thừa đâu.

6. Đừng tiết kiệm khi cần thiết

Trong những dịp quan trọng, bên nên thả lỏng bản thân một chút bằng việc chi tiêu nhiều hơn. Chỉ cần nhớ rằng luôn có một cách để làm mọi điều, ít nhất là có trách nhiệm với bản thân. Đừng do dự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch nghỉ dưỡng nhân dịp sinh nhật lần thứ 25, miễn là bạn tự chủ tài chính được.

7. Tự chủ tài chính

Tự chủ tài chính không phải chuyện dễ dàng vì nó sẽ ngốn kha khá thời gian và sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng kết quả mà bạn nhận được sẽ hoàn toàn xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra, nhất là cách chi tiêu hợp lí. Khi bạn có thể an tâm về kinh tế của bản thân thì hãy sống một cuộc sống mà bạn mong đợi!

Theo Trí Thức Trẻ