Đào tạo Những bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 1)

Những bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 1)

13
Tác giả Michael Useem đã kể lại hành trình lên đỉnh Everest của ông và nhóm thám hiểm, qua đó, ông đã rút ra những bài học về các kỹ năng lãnh đạo. Bài viết này đăng trên tạp chí Havard Business Review.Chiếc trực thăng đang nghiêng một góc dốc rất nguy hiểm, nhưng trong phút cuối phi công đã hướng được mũi trực thăng lên, thoát hiểm trong gang tấc.

Chúng tôi đang tiến dần trên con đường lên đỉnh Himalaya – một chiếc trực thăng nhỏ bé chìm ngập trong các đỉnh núi tuyết phủ của ngôi làng Lukla, ở độ cao khoảng 2850 mét.

Chúng tôi bắt đầu chuyến thám hiểm trong rặng núi có đỉnh cao nhất là Everest với hành trang trĩu nặng trên vai và một tinh thần dám mạo hiểm vững vàng.

Chúng tôi đến với dãy Himalaya để học trong một buổi học ngoài trời khó khăn nhất nhưng lại cần thiết nhất về phương pháp lãnh đạo.

Trong vòng 11 ngày, nhóm của chúng tôi bao gồm 20 nhà leo núi, trong đó có các thạc sỹ quản trị kinh doanh và các nhà quản lý bậc trung, leo khoảng 80 dặm đường núi hiểm trở để đến đỉnh cao nhất trên 5500 mét.

Mặc dù chúng tôi đều là những người có kinh nghiệm về lãnh đạo, nhưng chúng tôi cần nâng cao tầm hiểu biết của mình về việc một lãnh đạo thực sự phải là gì.

Dĩ nhiên chúng tôi không cần thiết phải đi chu du nửa vòng trái đất để ngợi ca các quy tắc cơ bản của việc lãnh đạo. Tất cả chúng tôi đều đã thừa nhận rằng việc lãnh đạo đòi hỏi suy nghĩ chiến lược, hành động quyết đoán, tính cách nhất quán, và các phẩm chất quý giá khác.

Tuy nhiên chúng tôi cũng biết rằng chuyển các khái niệm trừu tượng này vào thực tiễn thường là một quá trình khó nắm bắt.

Thực tế, các khái niệm về lãnh đạo chứa nhiều thách thức trong quá trình chuyển hoá vào thực tiễn hơn bất cứ khái niệm nào khác.

Chúng tôi thực hiện chuyến đi đến đỉnh Everest không phải vì chuyến đi này có thể dạy chúng tôi về việc lãnh đạo mà chúng tôi không thể học ở bất cứ nơi nào khác, mà bởi bài học chúng tôi học được có tầm khẩn cấp hơn nhiều.

Khi rắc rối xảy ra, chúng có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ, hay chúng sẽ được giải quyết, điều này phụ thuộc vào mọi người vận dụng những lý thuyết lãnh đạo này nhanh như thế nào trong thực tiễn.

Trong hàng trăm những người leo núi quyết tâm lên đến đỉnh Everest, theo nghĩa đen phương pháp lãnh đạo hiệu quả chính là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Đối với chúng tôi, đi leo núi dọc những sườn thoải bên dưới, thì quyết định của chúng tôi sẽ không có kết quả nghiêm trọng giữa sự sống và cái chết. Tuy nhiên, cuộc sống luôn đẩy chúng ta đi theo những con đường bất ngờ.

Hầu hết mọi người trong nhóm của chúng tôi không có bất kì kinh nghiệm nào liên quan đến leo núi; nhiều người thậm chí còn chưa từng trải qua một đêm cắm trại ngoài trời.

Bởi thế việc leo núi 10 dặm một ngày trên một địa thế hiểm trở cao ngất sẽ là một cuộc thử thách lớn hơn tất cả các cuộc thử thách của chúng tôi trước đó.

Và mặc dù chúng tôi dự định ở lại khá lâu trên rìa núi thấp hơn của đỉnh Everest, chúng tôi đều nhận thức được sự nguy hiểm của các bệnh độ cao và các sai lầm bất cẩn – một lần trượt chân có thể làm sái tay hay gẫy tay, một thảm hoạ ở nơi hẻo lánh như vậy.

Do các rủi ro lớn như vậy đã thúc đẩy các giác quan của chúng tôi, chúng tôi sẽ lĩnh hội bài học về công việc lãnh đạo tốt hơn. Đặc biệt, trong chuyến đi này, chúng tôi rút ra 4 nguyên lý quan trọng:

Các nhà lãnh đạo nên hướng theo các nhu cầu của nhóm, không hành động gì cả đôi khi có thể là hành động khó khăn nhất nhưng lại thông minh nhất; nếu lời nói của bạn không có tác dụng, thì có nghĩa bạn chưa nói; xu hướng lãnh đạo ngược lên trên có vẻ sai lầm nhưng thực chất bạn đang đi đúng hướng.

Theo Lãnh Đạo