Tin tức lưu trữ Bài học kinh nghiệm kiểm toán quản lý thảm họa của Nhật...

Bài học kinh nghiệm kiểm toán quản lý thảm họa của Nhật Bản

26
Trong những ngày gần đây, cả thế giới đang hướng về Nhật Bản khi đất nước này phải hứng chịu cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ kể từ năm 1958 đến nay với sức gió lên đến 225k/h. 

Theo Đài truyền hình NHK Nhật bản, các số liệu thống kê ban đầu cho thấy siêu bão Hagibis đã khiến ít nhất 7 người chết, hơn 100 người bị thương và 15 người vẫn còn mất tích. Siêu bão cũng phá hủy hệ thống cung cấp điện, khiến hơn 430.000 hộ gia đình ở thủ đô Tokyo và nhiều khu vực lân cận phải sống trong tình trạng không có điện.

Có thể thấy, Nhật Bản là đất nước phải chịu nhiều đau thương từ các thảm họa thiên nhiên. Chỉ trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2017, con số người tử vong và mất tích đã lên đến 25.000 người đồng thời gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. 

Kiểm toán thảm họa – một trọng tâm của Chính phủ Nhật Bản


Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang chi dùng khoảng 3 – 5 tỷ Yên (26,7 – 44,6 tỷ USD) mỗi năm cho hoạt động quản lý thảm họa. Số tiền này chiếm 4 – 6% tổng ngân sách quốc gia. Điều này cho thấy trọng tâm của Chính phủ Nhật Bản trong việc thực hiện các hành động liên quan đến quản lý thảm họa.

Là một cơ quan được hiến định độc lập, Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản (BOA) được Chính phủ giao nhiệm vụ kiểm toán các báo cáo tài chính, tài khoản công của các cơ quan nhà nước và những đơn vị nhận hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Các cuộc kiểm toán của BOA được thực hiện dựa trên nguyên tắc: chính xác, thường xuyên, tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.

Để thuận tiện và tránh chồng chéo, các đơn vị trực thuộc của BOA được phân chia theo bộ, ngành và đối tượng kiểm toán. Mỗi đơn vị kiểm toán được giao kiểm toán một số cơ quan nhà nước cụ thể. Bên cạnh đó, có một ban kiểm toán các vấn đề đặc biệt thực hiện kiểm toán chéo giữa các Bộ, ngành mà không có đối tượng kiểm toán cụ thể. Hằng năm, BOA tiến hành xây dựng chính sách cơ bản về kiểm toán, trên cơ sở đó, mỗi bộ phận sẽ tự lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các cuộc kiểm toán tương ứng.

Hầu hết các cuộc kiểm toán về quản lý thảm họa tại Nhật Bản hiện nay đều được thực hiện ở cấp độ dự án. Một cuộc kiểm toán quản lý thảm họa điển hình thường xem xét, đánh giá liệu các dự án xây dựng và tái thiết được Nhà nước hỗ trợ ngân sách có được thực hiện tuân thủ theo các luật và quy định, cũng như ngân sách được duyệt hay không. Hầu hết các cuộc kiểm toán quản lý thảm họa của BOA được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó, các kiểm toán viên cũng đánh giá việc tiếp nhận và sử dụng tài chính của cơ quan chủ quản của các dự án, chương trình.

Về phương pháp kiểm toán, các kiểm toán viên của BOA hiện chủ yếu dựa vào phương pháp kiểm toán tại chỗ và đánh giá các tài liệu được đệ trình của đơn vị được kiểm toán. Đây là phương pháp kiểm toán truyền thống của BOA cho các cuộc kiểm toán về quản lý thảm họa. Ngoài ra, BOA cũng xây dựng và ứng dụng rộng rãi nhiều bộ công cụ mới liên quan đến quản lý thảm họa, đặc biệt là công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý), GPS (định vị từ xa)…

Kiểm toán thảm họa - một trọng tâm của Chính phủ Nhật Bản

Nhiều phát hiện kiểm toán nổi bật


Kể từ trận động đất sóng thần Tohoku lịch sử năm 2011, khiến toàn bộ đất nước Nhật Bản rơi vào tình trạng tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu chú trọng hơn đến công tác kiểm toán quản lý thảm họa, song song với các chương trình tái thiết và nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý thảm họa. Số lượng các cuộc kiểm toán về quản lý thảm họa từ đó gia tăng theo.

Theo đó, từ tháng 10/2011, BOA đã thực hiện một số cuộc kiểm toán các dự án phục hồi và tái thiết sau trận động đất, sóng thần tháng 3/2011 tại miền Đông Bắc Nhật Bản. Trong số những cuộc kiểm toán này, có 2 cuộc “Kiểm toán về việc cấp nhà ở tạm thời khẩn cấp cho các nạn nhân” và “Kiểm toán việc xử lý rác thải sau thiên tai” đã chỉ ra nhiều vấn đề bất cập trong công tác tái thiết.

Một số phát hiện nổi bật qua 2 cuộc kiểm toán của BOA bao gồm: tính đến cuối tháng 3/2012, tại 7 tỉnh bị ảnh hưởng đã cấp 116.170 nhà tạm thời, trong đó có 52.858 nhà xây dựng mới và 57.697 nhà thuê cho các nạn nhân bị mất nhà cửa; xét về chi phí, đến cuối tháng 3/2012, chi phí cung cấp các ngôi nhà xây dựng là 62.800 USD cho mỗi nhà, trong khi chi phí dành cho mỗi nhà thuê trong 2 năm là 18.300 USD.

BOA cho rằng, sở dĩ chi phí xây dựng tăng vọt lên như trên là do phát sinh các khoản giải phóng mặt bằng xây dựng, chi để phá dỡ nhà và giải phóng lại mặt bằng sau 2 năm. Về kiểm toán xử lý rác thải sau thiên tai, kết quả kiểm toán cho thấy, đến cuối tháng 7/2012, 13 tỉnh đã xử lý trung bình 21 triệu tấn rác thải; 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Iwate, Miyagi và Fukushima đã xử lý 17,7 triệu tấn rác thải. Cuộc kiểm toán cũng chỉ ra tình trạng “trì hoãn” trong giải ngân và thực thi ngân sách.

Qua kiểm toán, BOA cũng đưa ra nhiều khuyến nghị cho Bộ Môi trường Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản trong công tác thực hiện và phối hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách và khắc phục sau thảm họa
form-news