Đào tạo Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần 4)

Học tập 101 quy tắc khi bạn làm sếp (phần 4)

16
Từ những việc nhỏ như giao tiếp với khách hàng, đến cách ứng xử trước thay đổi của sếp, tất cả đều nằm trong “tầm ngắm” của nhân viên. Họ sẽ học theo cách ứng xử và hành vi của sếp. Do đó, để trở thành một hình mẫu cho cấp dưới, các sếp cần để ý một số điểm tưởng chừng đơn giản.

Truyền đạt với khách hàng

Dù bạn là chủ một doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu một dự án, thì có một điểm giống nhau, đó là khách hàng luôn có tiếng nói quan trọng. Học cách truyền đạt với họ một cách hiệu quả, bạn sẽ thiết lập một hình mẫu cho cấp dưới của mình.

67. Nhớ rằng “khách hàng là thượng đế”:
Kết thúc một ngày, công việc của bạn là làm cho khách hàng vui vẻ. Hành động giống như vậy.

68. Phân biệt sản phẩm của bạn: Đừng lạc vào một biển sản phẩm và dịch vụ giống như của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.

69. Giữ chân khách hàng cũng như tìm thêm những khách hàng mới: Trong lúc bạn luôn muốn có những quan hệ làm ăn mới, sẽ rất quan trọng nếu giữ được mối quan hệ với các khách hàng trung thành.

70. Mang lại các kênh truyền thông hiệu quả: Hãy chắc rằng khách hàng có thể liên hệ với bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng nếu họ gặp rắc rối, nếu họ có vấn đề quan tâm hoặc nghi ngờ. Họ cũng có thể mang lại nguồn phản hồi có giá trị.

71. Duy trì các số liệu về khách hàng: Sử dụng các dữ liệu này để khách hàng cảm thấy họ được quan tâm đặc biệt bằng những việc làm rất nhỏ như nhớ và chúc mừng ngày sinh nhật, ngày lễ kỷ niệm riêng của họ.

72. Phân loại khách hàng: Không phải tất cả mọi khách hàng đều giống nhau. Chia khách hàng thành các nhóm khác nhau để phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm.

73. Mang lại dịch vụ sau bán hàng hiệu quả: Đừng để mất liên hệ sau khi công việc hòan thành. Hãy chắc chắn rằng khách hàng của bạn luôn cảm thấy hài lòng.

74. Lắng nghe một cách chăm chú:
Chú ý tới những điều khách hàng đòi hỏi một cách chính xác, bạn sẽ đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.

75. Đừng sợ nói rằng bạn không biết: Sẽ ổn nếu bạn biết câu trả lời cho mọi câu hỏi. Nhưng cũng tốt nếu nói không biết và trả lời khách hàng sau khi đã cố gắng tìm hiểu.

Theo kịp thay đổi

Không có cách nào bắt thế giới ngừng thay đổi. Vì thế, muốn làm chủ cuộc chơi, bạn cần:

76. Không chống lại thay đổi: Bạn không thể ngăn thị trường, các xu hướng và công nghệ ngừng thay đổi. vì thế, học cách hướng theo dòng chảy này.

77. Chấp nhận phong cách quản lý có tính thích nghi: Đừng đợi “mất bò mới lo làm chuồng”. Lường trước các vấn đề và đưa ra những kế hoạch cho những việc có thể bất ngờ xảy ra.

78. Kiểm tra các kế hoạch cho những việc có thể bất ngờ xảy ra. Đợi đến khi tai họa xảy ra mới đưa ra kế hoạch là một việc rất nguy hiểm. Đôi khi phải kiểm tra chúng và chắc chắn rằng chúng vẫn còn thích hợp.

79. Xác định những điều tích cực. Thậm chí những thay đổi tiêu cực nhất cũng có khía cạnh tích cực. Có thể xác định và tận dụng chúng, bạn sẽ làm cho những thay đổi đó bớt tiêu cực đi nhiều.

80. Nhanh chóng thích nghi: Học cách thích nghi với hoàn cảnh thay đổi một cách nhanh chóng và có thể thay đổi kế hoạch nếu cần thiết.

81. Hòa hợp với các nhân tố bên ngoài: Công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài bằng nhiều cách. Nắm bắt chúng, bạn có thể lường trước những thay đổi bất thường của thị trường mà có thể ảnh hưởng tới cách quản lý của bạn.

82. Đặt kế hoạch nghiên cứu và phát triển: Khuyến khích sự tiến bộ, sáng tạo và luôn nắm bắt nhu cầu với các sản phẩm và dịch vụ mới hơn và tốt hơn.

83. Để mắt tới việc cạnh tranh:
Đừng để đối thủ cạnh tranh tận dụng thế mạnh của bạn. Hiểu rõ những điều bạn đang làm và sử dụng nó làm lợi thế trong việc quản lý công việc.

Theo Lanhdao.net