Đào tạo Thức thời để sung sức ở độ tuổi 100 của doanh nghiệp

Thức thời để sung sức ở độ tuổi 100 của doanh nghiệp

13
Bên cạnh những lý tưởng và phương châm mang lại hạnh phúc cho nhân loại, điều gì giúp các “gã khổng lồ” IBM, Google, Microsoft,… đã sống hoặc sẽ sung sức khi ở độ tuổi 100 hoặc lâu hơn nữa?

Theo một số thống kê, Việt Nam chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp kỷ niệm sinh nhật lần thứ ba. Còn những doanh nghiệp khác thành lập rồi biến mất trong nháy mắt, số khác sống ngắc ngoải hoặc không biết tương lai đi về đâu…

Bên cạnh đó, thế giới vẫn có nhiều doanh nghiệp có lịch sử tồn tại hàng trăm tuổi. Công ty máy tính IBM, hãng công nghệ máy tính Apple, nhà bán lẻ Amazon, gã khổng lồ Microsoft hay hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google là ví dụ.

Thiện cảm khách hàng

Bên cạnh những lý tưởng và phương châm mang lại hạnh phúc cho nhân loại, điều gì giúp cho các doanh nghiệp này vẫn sung sức khi ở độ tuổi 100 hoặc lâu hơn nữa?

Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững, theo ý kiến của nhiều người, việc thu hút và giữ chân khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Một số khác lại thống nhất quan điểm giá trị cốt lõi mới là yếu tố quan trọng số một. Nếu ví giá trị cốt lõi như một đường ray, doanh nghiệp như đoàn tàu, thì giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp không đi chệch khỏi mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng thương hiệu, sự thích ứng cũng được nhiều nhà lãnh đạo cho là nhân tố sống còn trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Chắc hẳn nhiều người đã được nghe về những mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng của nhiều lãnh đạo. Tuy nhiên, hiện thực nhiều khi không diễn ra theo đúng những lời họ nói.

Bởi, lối tư duy ngắn hạn, làm ăn chụp giật đã nhanh chóng phá vỡ mục tiêu tăng trưởng của họ. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận xấu; gây phản cảm với khách hàng; danh dự, uy tín công ty bị bôi nhọ,…

Ít ai để ý rằng, khả năng khách hàng sử dụng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ công ty với bạn bè, đồng nghiệp quan trọng dường nào. Khách hàng chính là kênh hữu hiệu giúp doanh nghiệp phân biệt lợi nhuận tốt và lợi nhuận xấu. Chỉ số khách hàng có thiện cảm với công ty (viết tắt là NPS) chính là thước đo dành cho mỗi doanh nghiệp.

Công thức được đưa ra tương đối đơn giản:

                                                        NPS = P – D

Trong đó, P là khách hàng thiện cảm và D là khách hàng phản cảm.

Công thức được trích ra từ cuốn sách “Câu hỏi cốt tử” của tác giả Fred Reichheld là công cụ tương đối hữu hiệu giúp doanh nghiệp đo lường mối quan hệ giữa khách hàng và lợi nhuận.

Hơn nữa, chỉ số khách hàng thiện cảm còn giúp nhà lãnh đạo giữ chân những nhân sự làm việc đầy tinh thần trách nhiệm với các “thượng đế” và đưa doanh nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.

Marketing truyền miệng

Làm thế nào khuyến khích khách hàng nói về sản phẩm và dịch vụ công ty?

Thử tượng tượng khi mua một món đồ gia dụng hay mỹ phẩm, bạn có vô số lựa chọn. Mỗi thương hiệu mang một màu sắc và có thông điệp thông điệp quảng cáo riêng.

Thực tế này chưa chắc khiến bạn mua hàng chỉ trong nháy mắt, thậm chí quá trình ra quyết định còn lâu hơn, bởi bạn còn bận nghiên cứu, tham khảo ý kiến những người xung quanh.

Đó là lý do thông tin truyền miệng tưởng rằng lỗi thời lại rất hiệu quả trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt hầu bao như hiện nay.

Theo ông Andy Sernovitz, người đứng đầu Tổ chức Tiếp thị Truyền miệng, tin truyền miệng mang tính xác thực và chân chất mang lại hiệu quả cao nhất. Một nguồn đáng tin cậy luôn có sức mạnh vô biên.

Quan điểm khách hàng quan trọng bậc nhất được anh Nguyễn Văn Phương, CEO Buzz Digital chia sẻ tại một hội thảo do CLB Millionaire House tổ chức: “Để tạo lợi thế cạnh tranh độc đáo, mỗi nhà lãnh đạo cần tìm ra những bức xúc lớn nhất nơi khách hàng.

Song song với đó, chủ doanh nghiệp cần đưa ra những cam kết trước khách hàng và thực hiện đúng với những cam kết đó”.

Anh Phương cũng cung cấp 5 biến số giúp xác định lợi nhuận cho bất kỳ doanh
nghiệp nào. Năm biến số này là lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ mua hàng, số tiền mua trung bình, số tiền mua lặp lại trung bình và tỷ lệ lợi nhuận ròng.

Đây là những biến số doanh nghiệp cần theo dõi hàng ngày, chứ không phải hàng tháng để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.

Khi quan sát, doanh nghiệp phải luôn tìm cách để tăng các biến số thông qua quảng bá, đào tạo đội ngũ bán hàng cũng như hệ thống marketing truyền miệng để đạt hiệu quả cao và tác động lâu dài đến khách hàng, anh Phương nói thêm.

Như vậy, những doanh nghiệp thức thời trước sự thay đổi của thị trường và thị hiếu khách hàng sẽ là những doanh nghiệp có tuổi đời cao nhất.

Theo TTVN