Marketing Chương trình nhượng quyền nào “ăn khớp” với công ty của bạn?

Chương trình nhượng quyền nào “ăn khớp” với công ty của bạn?

12
Nhượng quyền được mô tả là một phuơng pháp đầy hấp dẫn đối với nhiều nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ cho việc mở rộng kinh doanh. Lý do chính, nhiều công ty chọn nhượng quyền là nhờ khả năng mở rộng không cần vốn, nhận được sự đóng góp từ bên nhận quyền, và những yêu cầu khác phải đạt được nếu lựa chọn phương pháp khác để mở rộng doanh nghiệp. Như vậy, nhượng quyền chỉ là một trong nhiều cách thức để mở rộng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể xem xét đến.

Một số lợi thế và rủ ro được nhận thấy trong nhượng quyền cũng được tìm thấy trong các phương pháp phân phối khác. Trong khi nhượng quyền có thể là một phương pháp đặc biệt trong phân phối, đối với một số doanh nghiệp, các phương pháp khác có thể phù hợp và có lợi hơn.

Mô hình nhượng quyền là phương pháp mở rộng nhanh, không cần nhiều vốn nhưng không đơn giản nó được miêu tả một cách sinh động như một trung gian môi giới. Ngược lại, nó có tỉ lệ thất bại thấp, những quy tắc hà khắc đến thái quá, kiện tụng nhiều, chi phí ban đầu cao.

Nó là một phương pháp phân phối được áp dụng bởi hàng ngàn công ty trong hơn 75 ngành nghề khác nhau. Và mọi người đều nhận thấy rằng, nó đã có những thành công đáng kinh ngạc và cả những rủ ro đáng tiếc.

Các công ty cần xem xét các lợi thế và các rủ ro trong nhượng quyền.

Cần xem xét những vấn đề sau:

• Điều khiển
• Động cơ thúc đẩy
• Lựa chọn nguồn vốn cho việc phát triển
• Trách nhiệm pháp lý
• Yếu tố làm mất tính công bằng
• Xâm nhập thị trường
• Nâng cao thương hiệu
• Sức mua
• Quản lý khu vực
• Nguồn vốn
• Chi phí phát triển chương trình, chi phí duy trì, quản lý
• Sự độc lập của bên nhận quyền
• Những yêu cầu về pháp lý

Tất cả những điều trên phải được xem xét trước khi công ty thực hiện việc phát triển một chương trình nhượng quyền

Sau khi đã thực hiện bước trên, có một điều cần được kiểm tra đó là công việc kinh doanh đã sẵn sàng để nhượng quyền hay chưa. Bài kiểm tra này nhằm đánh giá tính khả thi của chiến lược nhượng quyền, gồm một công việc đó là xem lại các vấn đề sau của công ty:

• Nghành nghề kinh doanh
• Hệ thống điều hành hiện tại
• Khả năng tiếp thị trong việc đưa ra đề nghị nhượng quyền
• Chiến lược liên quan đến địa lý
• Khả năng bảo vệ thương hiệu và tên thương mại
• Yêu cầu về mặt tổ chức cho việc nhượng quyền
• Nghĩa vụ của bên nhận quyền và nhượng quyền
• Những yêu cầu về huấn luyện để chuyển giao những hiểu biết, kinh nghiệm cho bên nhận quyền
• Vai trò và quy mô của các bộ phận
• Những lựa chọn thay thế
• Nguồn thu nhập của nhà nhượng quyền
• Chi phí phát triển nhượng quyền (bên nhận quyền và bên nhượng quyền)
• Kế hoạch tài chính và phân tích tài chính ( bên nhận quyền và bên nhượng quyền)
• Nguồn vốn và khả năng sử dụng vốn

Nếu sau khi hoàn thành bài kiểm tra tính khả thi kết quả thu được là tích cực (nhượng quyền có sự cân bằng giữa thu nhập của hai bên và đây là một phương pháp tốt nhất cho việc mở rộng), thì bước tiếp theo cần hoạch định đó là “ phát triển hệ thống nhượng quyền”

Cần hiểu một điều quan trọng đó là hệ thống phải đem lại thành công cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Nhiều nhà nhượng quyền coi việc phát triển hệ thống nhượng quyền là xây dựng các tài liệu pháp lý và lên kế hoạch marketing. Trong khi các tài liệu pháp lý và nguyên liệu tiếp thị, được yêu cầu và cần thiết để bán frachise là không đủ để thực hiện một chương trình nhượng quyền thành công.

Người xây dựng chương trình nhượng quyền cần lên kế hoạch nhượng quyền chi tiết, việc lên kế hoạch này, thường được xem xét như một kế hoạch kinh doanh hoặc kế hoạch chiến lược, kiểm tra, xác định rõ những điều cần thiết nhằm thực hiện chiến lược nhượng quyền.

Mỗi công ty là khác nhau, những phạm vi cần xem xét trong kế hoạch chiến lược nhượng quyền bao gồm:

• Hệ thống kế toán, điều hành, báo cáo
• Quảng cáo, xúc tiến
• Những yêu cầu về vốn
• Truyền thông
• Đối tượng nhận quyền tiềm năng
• Các chiến lược thay thế
• Phát triển những nhân tố thuộc cấu trúc nội bộ
• Thảo luận về các giải pháp và những trở ngại
• Các dịch vụ theo từng phạm vi
• Kế hoạch tài chính và các phân tích tài chính
• Điều hành của bên nhận quyền
• Tuyển mộ bên nhận quyền và vấn đề liên quan
• Huấn luyện bên nhận quyền, và việc tuyển nhân viên của bên nhận quyền.
• Tổ chức và huấn luyện của bên nhượng quyền
• Xây dựng thương hiệu toàn cầu
• Bảo hiểm
• Trở ngại đầu tư
• Hợp đồng và tài liệu pháp lý
• Địa điểm nhượng quyền (lựa chọn, cách thức đạt được, quản lý)
• Cấu trúc khu vực
• Nghiên cứu thị trường
• Chiến lược thị trường
• Quản lý hệ thống thông tin và các điểm trong hệ thống bán hàng
• Phần mềm quản lý
• Các dịch vụ cung cấp thường xuyên
• Chính sách thông tin

Cuối cùng hệ thống nhượng quyền được phát triển và mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền được thiếp lập và được chia sẻ, định rõ trong kế hoạch chiến lược, lên kế hoạch, các chính sách, các thủ tục, hệ thống hành chính và dịch vụ hỗ trợ được xác định trong kế hoạch chiến lược.

Nó cho bên nhượng quyền một nền tảng để bắt đầu thực hiện việc phát triển từng bộ phận cấu thành chương trình. Điều này bao gồm: sổ tay điều hành và chương trình huấn luyện, hệ thống điều hành, chương trình marketing cho cả hai bên và khách hàng, phát triển cấu trúc phí và phát triển các tài liệu được yêu cầu bởi một luật sư

Sản phẩm cuối cùng của việc phát triển chiến lược trong thời gian đầu có thể là các tài liệu pháp lý của hệ thống. Việc này có thể đựợc dựa trên tất cả các phạm vi đã xác định rõ trong kế hoạch. các tài liệu pháp lý giải thích rõ mối quan hệ giữa các bên và miêu tả hệ thống. các tài liệu công khai cung cấp đến các bên nhận quyền tiềm năng những thông tin tối thiểu được yêu cầu bởi luật và thông lệ trong kinh doanh, trong khi các thỏa thuận pháp lý kết hợp chặt chẽ những tài liệu này trong hợp đồng giữa các bên.

Trong khi những tài liệu được xác định rõ, một vài vấn đề cần quan tâm bao gồm:


• Phí ban đầu và các khoản phí sau này
• Điều kiện nhượng quyền
• Chính sách đổi mới
• Quyền chấm dứt
• Quyền nhượng lại
• Độc quyền khu vực
• Bảo vệ thương hiệu nhãn nhiệu dịch vụ và bí mật thương mại
• Chính sách thuê và thuê lại
• Lựa chọn địa điểm và tiêu chuẩn
• Báo cáo của bên nhận quyền và những trách nhiệm liên quan đến sổ sách, thanh toán
• Những yêu cầu về mua sắm
• Tiếp thị và quảng cáo và những vấn đề khác

Cuối cùng một dự án có thể được phát triển với sự tổ chức và quy trình được quy định một cách cụ thể. Nó có thể cung cấp thông tin cho việc điều hành và phát triển để chắc rằng có một sự quản lý chặt chẽ cho công ty.

Phát triển chiến lược sẽ là bước tiếp theo sau bước này.

Theo marketingvietnam