Marketing Thương hiệu và câu chuyện F5 Refresh

Thương hiệu và câu chuyện F5 Refresh

29
Thương hiệu (TH) có thể thích ứng một giai đoạn nào đó, vì vậy có thể “làm mới” lại TH cho phù hợp quá trình phát triển đi lên của DN, nhận thức của xã hội. Vậy ở thời điểm nào có thể thay đổi, được người tiêu dùng (NTD) hưởng ứng, và có “rủi ro” hay không?

Sau một thời gian dài “chinh chiến” với biểu tượng “Con cò” Vietnam Airlines đã thay đổi biểu tượng “Bông sen vàng”. Cuộc cách mạng này là một chiến lược “làm mới” hình ảnh của hãng. Cách làm này không chỉ vì mục tiêu chiến lược phát triển của hãng mà nó còn tạo ra một ấn tượng mới đối với khách hàng là “những nỗ lực đổi mới của hãng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng”. Phải nói rằng việc thay đổi biểu tượng của Vietnam Airlines“đúng thời điểm”, khi mà thị trường VN ngày càng diễn ra sự cạnh tranh gay gắt của các Cty trong và ngoài nước.

Cty Dianna sau cuộc thăm dò ý kiến của NTD, kết quả thấy không mấy ai hài lòng về logo, và bao bì truyền thống lâu nay. Cty đã không ngần ngại đầu tư và cuộc cách mạng “làm mới lại TH” chi phí trên 60.000 USD…

Sfone sau một thời gian dài sử dụng mọi ” chiêu thức” để xây dựng hình ảnh của một Anh chàng đi tiên phong trong công nghệ CDMA hứa hẹn bao tiện ích của công nghệ mới, nhưng số lượng thuê bao vẫn ì ạch đi sau Anh chàng sinh sau đẻ muộn Viettel, và hình như chẳng còn gì để nói về mình nữa, Đành dùng kiếm cách để tiêu tiền bằng cách thay đổi logo, thay đổi màu sắc chủ đạo, thay đổi hình ảnh của mình. Hiệu quả thì chẳng biết như thế nào ? chỉ biết vẫn ì ạch chẳng phất lên được.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải DN nào cũng dám “mạnh tay” thay đổi logo, biểu tượng của Cty mình, đặc biệt là các Doanh nghiệp Nhà nước. Bởi để có được một logo, biểu tượng được người tiêu dùng nhớ đến, DN phải dày công xây đắp trong một thời gian dài. Hơn nữa, chi phí để “làm mới” không phải là rẻ đối với các DN không mạnh vốn.

Vì vậy quyết định “làm mới” thương hiệu và “làm mới” vào thời điểm nào là một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển DN.

Xây dựng Thương hiệu mỗi doanh nghiệp có tầm nhìn khác nhau, cách làm khác nhau, nhưng cùng chung “đi tìm một triết lý sống cho Cty”. Để đạt được triết lý này, thương hiệu phải làm sao gây ảnh hưởng lên nhận thức của con người. Đó chính là cần phải đơn giản, dễ hiểu, sự khác biệt, lạ, sự thuyết phục về cảm tính, ấn tượng, nhất quán, tập trung để liên tục ghi vào bộ nhớ…

Bên cạnh đó, bao bì ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các chiến lược Marketing. Những nhà sản xuất hàng tiêu dùng luôn cố gắng tạo ra mối liên kết với khách hàng bằng cách tạo một phong cách hay hình ảnh cho thương hiệu của mình. Khách hàng có thể nhận ra ngay và có sức hút mạnh đối với khách hàng. Điều này cực kỳ quan trọng đối các thương hiệu cao cấp vì hình ảnh đặc trưng sẽ tạo ra thành công cho thương hiệu. Trong trường hợp này, bao bì không chỉ nói lên định vị của sản phẩm, một mẫu bao bì thành công sẽ tạo nên tình cảm từ người tiêu dùng ấn tượng giúp họ liên tưởng đến thương hiệu. Bao bì gắn liền với thương hiệu thông qua sự kết hợp giữa vật liệu, kiểu dáng, thiết kế đồ hoạ…

Theo marketingvietnam