Marketing Doanh nghiệp nhỏ thiết lập mức giá hợp lý cho sản phẩm...

Doanh nghiệp nhỏ thiết lập mức giá hợp lý cho sản phẩm ( Phần 3)

0
Các sai lầm thường gặp khi định giá sản phẩm và cách thức giúp bạn tránh những sai lầm đó

Những điều tồi tệ nhất mà bạn có thể gặp khi ra các quyết định về giá sản phẩm 
Khi bạn nghĩ hay nghe những điều tương tự từ những người trong ngành nói rằng “Bây giờ điều cần nhất là thu hút khách hàng tăng doanh số và vì thế chúng ta sẽ đưa ra mức giá thấp rồi sau đó sẽ nâng nó lên khi thích hợp.” Tuy nhiên đây lại là một hồi chuông cảnh báo đối với những ai có suy nghĩ trên bởi vì đây có thể được xem như một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà một nhà tiếp thị có thể mắc phải. Tại sao ư? Bởi vì khi định giá theo kiểu như thế thì bạn mới chỉ có thề thu hồi lại chí phí mà bạn bỏ ra. Và nếu có dư được chút lợi nhuận nào thì bạn cũng sẽ cảm thấy không thật sự hài lòng vì mức doanh lợi ít ỏi mà bạn đang thu về. 
Và vô hình chung qua việc định giá như thế bạn cũng đã tự định vị công ty mình có chất lượng thấp hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh mặc cho thực tế không phải là vậy. Để tránh được những sai lầm trên bạn phải xác định đúng và hợp lý mức giá của dịch vụ hay sản phẩm ngay từ lúc đầu. 

Tại sao khi vô tình định giá cao hơn lại thường tốt hơn? 
Nếu bạn đang phân vân giữa hai mức giá nhưng lại không chắc chắn đâu là mức giá hợp lý thì bạn hãy chọn mức nào cao hơn. Khi lựa chọn như thế bạn sẽ tự định vị mình như một thương hiệu có chất lượng cao hơn và đồng thời cũng đảm bảo được mức lợi nhuận thỏa đáng hơn. Và nếu bạn nhận được sự phản đối của khách hàng về mức giá này thì khi đó bạn vẫn có thể giảm giá đến một mức hợp lý. Còn nếu bạn chọn đưa ra một mức giá thấp ngay từ đầu thì sẽ thật khó có thể nâng giá sau đó và kết quả là bạn sẽ không có lợi nhuận. 
Sai lầm kế tiếp trong định giá mà bạn có thể gặp 
Có khi nào bạn nghe một trưởng nhân viên bán hàng hỏi khách hàng của mình câu hỏi dạng như “Nếu tôi hạ giá sản phẩm này xuống 15 đô la một cái thì bạn sẽ mua chúng chứ?” Vấn đề trong việc giảm giá sản phẩm đối với khách hàng là có vẻ như trước đó bạn đã đưa ra một mức giá quá cao. Và nếu người tiêu dùng tinh ý nhận ra được điều này thì họ sẽ cố gắng kỳ kèo cho đến khi nào họ nhận được một mức giá thực sự hợp lý đối với họ. 
Thay vì làm như thế, bạn cũng có thể kết hợp việc giảm giá với việc giảm một phần tương ứng sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp mà vẫn có thể nhận được kết quả khả quan. Ví dụ như bạn có thể giảm giá sản phẩm xuống 15 đô la mỗi cái nhưng đổi lại thời gian bảo hành sẽ giảm từ năm năm xuống còn ba năm. Nếu làm theo cách này, một mặt bạn vẫn có thể tỏ ra linh hoạt trong việc đáp ứng những nhu cầu của khách hàng mà mặt khác vẫn có thể duy trì tính nguyên vẹn và ổn định với mức giá đã đưa ra lúc đầu. 
Hãy thảo các quyết định chiến lược về giá ra giấy 
Một khi bạn đã đưa ra quyết định cuối cùng về chiến lược giá của mình thì hãy viết chúng ra giấy. Nó cho phép bạn tập trung vào một kế hoạch với mục tiêu tấn công rõ ràng và có thể chúng sẽ cung cấp cho bạn những điều hữu ích nhât định khi bạn lật lại những ghi chép này khi lập kế hoạch về giá cho năm sau. Quá trình này nếu được thực hiện đúng sẽ giống như dưới đây: 
Chiến lược giá: Chúng tôi sẽ đưa ra mức giá cao trên thị trường và nằm trong tốp ba những thương hiệu có giá cao nhất.
Chúng tôi chọn mức giá này bởi vì nó giúp chúng tôi:
Định vị sản phẩm với thương hiệu có chất lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Chứng minh thêm cho khách hàng thấy được các dịch vụ đi kèm xứng đáng với mức giá mà họ đã chi.
Đảm bảo cho doanh nghiệp một mức doanh lợi hợp lý hiện tại cũng như trong tương lai.

Theo Hoidoanhnhan