Chiến lược Hậu khủng hoảng – Xu thế đáng lưu tâm

Hậu khủng hoảng – Xu thế đáng lưu tâm

5
Dẫu đã chọn đây làm tiêu đề cho bài chuyên đề trên tập san tháng 7 và 8 của Trường kinh doanh Harvard nhưng chúng tôi cũng tự biết rằng con số này chưa đủ sức khái quát cho toàn bộ những xu thế mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần nắm bắt nếu muốn hiểu rõ về sự vận động của môi trường kinh doanh. 
Khi các công ty đang buộc phải đưa ra các quyết định mang tính chiến lược trong giai đoạn có những biến chuyển then chốt – giai đoạn đã từng được gọi tên là “một trạng thái bình thường mới”, chúng tôi thiết nghĩ chúng ta chỉ nên tập trung phân tích một vài xu hướng cốt yếu nhất – những xu hướng có sức ảnh hưởng đến tất cả mọi người.
Theo đánh giá của chúng tôi, dưới đây là 10 xu thế nổi trội hơn cả:
Tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt
Xu thế toàn cầu hoá đang lâm vào bế tắc
Niềm tin vào kinh doanh dần bị xói mòn
Chính phủ ngày càng có vai trò lớn hơn
Phương pháp quản lý được nâng lên thành một ngành khoa học
Thói quen tiêu dùng thay đổi
Sự nổi lên của châu Á
Các nền công nghiệp chuyển sang trạng thái mới
Các sáng kiến nở rộ
Sự ổn định giá không còn bền vững
Sự vươn lên của thị trường châu Á
Trong toàn bộ các xu thế nổi trội hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi đà tăng trưởng dần đều của châu Á tiếp tục trở thành một trong các tiêu điểm. Chúng ta sẽ đều bị coi là kẻ hồ đồ nếu vội nghĩ rằng xu thế này sẽ có bất kỳ tác động vĩnh viễn nào đến sức tăng trưởng của châu Á. Mới tuần này thôi, chúng ta đã nhận được dấu hiệu phục hồi từ châu lục này.
Đúng là vẫn còn quá sớm để kết luận rằng hoạt động đầu cơ trên thị trường chứng khoán cũng một trong những là nhân tố đóng góp cho sự thành công của nền kinh tế châu Á nhưng rõ ràng, chúng ta khó có thể chối bỏ được những yếu tố căn bản tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục của châu lục này.

Những yếu tố đó là gì?
Đó là việc các công ty châu Á không ngừng ứng dụng các công nghệ hiện đại, các quy trình công nghiệp cùng phương pháp quản lý tiên tiến đã giúp họ từ chỗ tụt hậu nay đã bắt kịp thậm chí bỏ xa lục địa già châu Âu về mặt năng suất lao động ở một số lĩnh vực cụ thể.
Đó còn là việc tỷ lệ tiết kiệm cao ngoài khả năng góp phần thúc đẩy nguồn thông tin về vốn còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và chính phủ đầu tư vào phát triển sản xuất; sự kết hợp của mức tăng năng suất và vốn sẽ tạo nên sự tăng trưởng GDP.
Chính vì vậy, các nhà chiến lược nên tiếp tục đầu tư vào châu Á, hợp tác với các đối tác địa phương được lựa chọn cẩn trọng hơn, thúc đẩy mối quan hệ mật thiết với các chính phủ, điều chỉnh sản phẩm, định vị giá trị, các chiến lược marketing, cách thức điều hành và chuỗi cung ứng cho phù hợp với thị trường sở tại.
Nhiều công ty bắt đầu chuyển trọng tâm đầu tư từ các thành phố lớn sang các thành phố nhỏ hơn và thậm chí sang cả khu vực nông thôn. Việc chuyển hướng đầu tư như vậy tất yếu dẫn đến những thách thức trong việc xây dựng kênh phân phối và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Các tổ chức cũng bắt đầu chuyển dần hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), sáng tạo và thiết kế sản phẩm sang khu vực này. Đương nhiên, xu hướng này cũng hàm chứa nguy cơ cho các doanh nghiệp phương Tây.
Giờ đây, các công ty năng lượng như Haier, Chery, và Tata không còn bỡ ngỡ gì để tạo ra các sản phẩm giá trị cao với chi phí cực thấp dành cho đối tượng khách hàng trung lưu khó tính tại thị trường châu Á. Việc người tiêu dùng phương Tây bắt đầu thắt chặt hầu bao mở ra cơ hội giúp các nhà sản xuất chưa mấy tên tuổi giới thiệu các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao của mình ra thị trường toàn cầu.
* Nhận định: Xu thế này được xếp vào loại “vững”.

Theo Eric Beinhocker và Elizabeth Stephenson