Kiến thức quản trị 5 cách xử lý tốt sai lầm

5 cách xử lý tốt sai lầm

7
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn xử lý tốt những sai lầm của mình:
Ai cũng mắc sai lầm nhưng không ai thích thừa nhận chúng cả. Là doanh nhân, chúng ta lo rằng khách hàng sẽ không khoan dung đối với những lần lỡ bước và xáo trộn của chúng ta. Mặc dù vậy, có một sự thật là phủ nhận sai lầm sẽ chỉ khiến chúng thổi phồng tình thế khó xử của bạn và làm tổn hại danh tiếng của bạn. Mặt khác, nếu bạn xử lý chúng đúng cách, bạn có thể mở rộng mối quan hệ làm lóe lên nhiều sáng kiến đổi mới và làm lợi cho thương hiệu của bạn.
Khi Bonnie Harvey và tôi (Michael Houlihan- LND) lập nên công ty Barefoot Cellars, chúng tôi đã khởi đầu trong một căn phòng dùng làm nơi giặt là trong một ngôi nhà thuộc trang trại cho thuê ở Sonoma County. Chúng tôi hầu như không biết gì về việc sản xuất rượu vang hay kinh doanh rượu vang. Chúng tôi đã mắc nhiều sai lầm trong những năm qua. Những chúng tôi đã quyết định thừa nhận tất cả những sai lầm này và coi chúng như những cơ hội để học hỏi và phát triển- và trong quá trình đó chúng tôi đã có được sự tôn trọng và gắn bó từ khách hàng.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn xử lý tốt những sai lầm của mình:

1. Thừa nhận nó.
Thực ra mọi người thích cái gì đó hơi kém hoàn hảo một chút. Nó cho thấy mức độ xác thực, mong manh và tính nhân văn mà tất cả chúng ta đều nhận ra. Thêm nữa, thật khó mà nổi sung lên với ai đó khi họ nói “Anh nói đúng. Tôi sẽ sửa sai” hơn là những người cứ khăng khăng lỗi đó không phải của họ ngay cả khi bạn biết chắc chắn đó là lỗi của họ.
2. Nhận ra sai lầm đã xảy ra như thế nào.
Khi bạn điều tra quá trình và nguyên nhân xảy ra sai lầm, bạn có thể sửa chữa khắc phục quá trình xảy ra sai sót. Tiến bộ thực sự trong các công ty thường được xây dựng trên nền tảng những sai lầm và những cải tiến mà họ châm ngòi. Đó là lý do tại sao Barefoot chắc chắn rằng các nhân viên không ngần ngại mắc lỗi và thừa nhận sai lầm.
Thường thì chúng tôi hay nói với nhân viên: “Chúc mừng! Bạn đã tìm ra cách mới để lên dây cót tinh thần. Chúng tôi đã không biết điều đó có thể xảy ra, nhưng giờ nó đã xảy ra, chúng ta hãy giữ để điều đó không lặp lại nữa”. Sau đó chúng tôi sẽ cùng đóng góp ý kiến xem sai sót ở đâu và điều chỉnh.
3. Hãy hướng tới mục tiêu, đừng đổ lỗi.
Nếu bạn chịu trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng thì khách hàng sẽ buộc bạn phải có trách nhiệm đối với một sai sót ngay cả khi đó thực sự không phải lỗi của bạn. Thay vì chỉ tay năm ngón, hãy nhắm mục tiêu tới những việc bạn có thể làm để việc tương tự không tái diễn.
Trong một chuyến công tác tới Chicago, tôi có trách nhiệm giới thiệu các loại rượu mới cho các nhà bán lẻ, và các mẫu thử đều được chuyển tới khách sạn tôi cư ngụ. Tuy nhiên, khi hàng được chuyển tới, bên khách sạn đã không thấy tên tôi trong danh sách đặt phòng và đã gửi trả lại kiện hàng. Về mặt kỹ thuật, đó không phải lỗi của tôi vì khách sạn đã không làm đúng phận sự của họ. Nhưng đối với khách mua hàng thì đó không phải là lý do tại sao không có các loại rượu mới ở đây.
Kể từ đó, chúng tôi đã nỗ lực để sự việc không lặp lại. Sau đó, tất cả các hộp rượu đều được trang trí cả sáu mặt có kèm những lời hướng dẫn cho khách sạn không gửi trả lại hộp và thông tin chi tiết thời gian đến của tôi. Chúng tôi thêm cả phần thông tin liên lạc của công ty Barefoot và hướng dẫn người đọc tiếp cận với người quản lý khách sạn (người đã được chúng tôi thông báo rằng mình đang đợi hàng) trước khi gửi trả lại kiện hàng. Liệu thế có quá mức cần thiết không? Không hề, vì vấn đề đã được giải quyết.
4. Hãy viết ra.
Khi vẫn còn đang trăn trở về những hậu quả do thất bại đem đến, bạn có thể cho rằng mình sẽ luôn luôn nhớ cặn kẽ mình đã làm sai những gì và điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn, và ký ức của bạn trở nên nhạt nhòa thì các thói quen cũ sẽ trở lại. Và chắc chắn bạn không thể truyền lại kinh nghiệm của bản thân cho những người cùng công ty. Hãy biến những bài học mà mình đã học được thành một phần trong các chính sách của công ty. Điều đó có nghĩa bạn phải viết ra một phương pháp mới, một danh sách kiểm tra, hoặc một tờ đăng ký hoặc soạn thảo một điều khoản mới trong hợp đồng.
5. Quyết tâm để sai lầm không lặp lại.
Barefoot đã từng đính sai mã vạch của kiện hàng gửi tới một cửa hàng, và điều đó có nghĩa là giá những chai rượu đó sẽ cao hơn mức giá thật của chúng. Khi chúng tôi phát hiện ra lỗi, tôi đã trình cho văn phòng điều hành cửa hàng đó tấm séc đền bù cho tổn thất của cửa hàng kèm theo thời gian và chi phí giải quyết vấn đề. Sau đó, tôi mô tả với người quản lý về những thay đổi chúng tôi đã thực hiện đối với qui trình nội bộ của mình để sự việc không tái diễn. Cửa hàng đó đã cảm ơn chúng tôi vì đã giải quyết đúng sự việc và tiếp tục gửi đơn hàng.
Hãy nhớ rằng điều khiến mọi người ghi nhớ không phải là việc làm sai mà là cách bạn xử lý vấn đề. Đừng bỏ lỡ những cơ hội vàng để chứng tỏ sự chính trực của bạn, giảm bớt kịch tính và cải thiện phương thức vận hành của công ty bạn. Làm được như vậy bạn đã biến điều xấu trở thành tốt.

Theo Kienthuckinhte