Kiến thức quản trị Các mật pháp của một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi

Các mật pháp của một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi

3
Rất nhiều nhà quản lý và cả chúng ta đều thấy rằng công việc quản lý thật nhiều thú vị nhưng đồng thời cũng là một quá trình tự thân phát triển hết sức khó khăn gian khổ. Sau đây là các mật pháp của một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi
Ed Breen, một nhà quản lý mẫu mực với những thăng trầm trong quản lý từ Motorola đến giám đốc điều hành Tyco chỉ trong vòng chưa đầy bốn năm, nhớ lại: “Tôi không phải là một nhà quảnlý điển hình trong việc gây dựng sự nghiệp. Tôi chỉ sẵn sàng nắm bắt một số cơ hội mà người khác coi đó là những việc làm gây hại cho sự nghiệp của mình. Tôi tự chứng minh bản thân mình trong một vài lĩnh vực khác nhau. Tôi chỉ kết hợp giữa kinh nghiệm và kiến thức của mình và tôi thích được làm việc trong một môi trường nhiều áp lực. Theo cách nhìn nhận của riêng mình, đây là một công việc lớn nhất mà tôi có. Nó yêu cầu tôi phải học cách giải quyết công việc với cấp cao nhất trong tổ chức và bao quát toàn bộ các vấn đề.” Từ Ed Breen cũng như nhiều nhà quản lý khác, chúng ta thấy rằng công việc quản lý thật nhiều thú vị nhưng đồng thời cũng là một quá trình tự thân phát triển hết sức khó khăn gian khổ. Sau đây là các mật pháp của một nhà quản lý doanh nghiệp giỏi:

1/ Các nhà quản lí thường tránh những cuộc trao đổi thẳng thắn như vậy bởi họ ngại phản ứng của người đối thoại. Tuy nhiên trong thực tế, hiếm khi phản ứng này xấu đến mức như chúng ta dự đoán. Vì thế hãy đưa ra giải pháp thay vì cứ để cho vấn đề tiếp diễn và nhớ luôn tuân thủ một nguyên tắc rất giản đơn – hãy thẳng thắn!

2/ Có khát vọng vươn lên: Nhà quản lý không nên háo danh nhưng phải mang trong mình khát vọng vươn lên. Phải luôn nuôi hy vọng mình sẽ quản lý nghiêm minh để có lợi cho doanh nghiệp, chỉ có vậy nghề quản lý của mình mới luôn tiến bộ.Lúc Donal Trump, nhà tỷ phú kinh doanh bất động sản còn trai trẻ, có lần đứng trước tượng của Alexandre đặt trong đền Heraile ở Gades, ông khóc vì thấy rằng không được lừng danh như Alexandre lúc bằng tuổi ông.

3/ Trong những trường hợp khó khăn, nguy hiểm, phải biết dám đứng ra nhận trách nhiệm, vượt lên những khó khăn vì lợi ích chung. Đây chính là dấu hiệu của nhà quản lý giỏi.

4/ Nhà quản lý phải giàu thực tế, nắm được những vấn đề tổng quát, nhưng đồng thời phải có đầu óc thực chứng, biết hành động, ra những quyết định có lợi cho toàn thể công ty, phục vụ lợi ích của nhân viên trong công ty.

5/ Nhà quản lý cũng phải biết khuyếch đại uy danh của mình. Những quyết định của nhà quản lý sẽ có “trọng lượng” hơn nếu họ chứng tỏ được vị thế và uy quyền của mình.

6/ Nhà quản lý thường là người tin ở khả năng của mình để lạc quan, khôn ngoan vươn lên đỉnh cao của thành công chứ không phải là để lười biếng, “nằm há miệng chờ sung.”

7/ Một nhà quản lý xứng danh không bao giờ cảm thấy thoả mãn về cách sống và cách quản lý công việc của mình bởi tự mãn là kẻ thù của họ. Họ luôn nghiêm khắc chỉ trích để lúc nào cũng cầu tiến học hay, chữa được những khuyết điểm để nêu gương cho cấp dưới.

8/ Nếu ai nuôi dưỡng mộng làm quản lý thì nên chọn những sách về nghệ thuật quản lý, những sách bàn về thực chứng nhằm lấy những kiến thức thực hành chứ không phải là những lý thuyết chung chung.

9/ Nhà quản lý phải luôn quan tâm đến việc sắp xếp tổ chức nội bộ, cách ngoại giao, cách dụng nhân, phân công công tác, kiểm soát các công việc và phẩm chất chuyên môn cũng như đức độ của cấp dưới.

10/ Quản lý xét đến cùng chính là thực hiện hành vi hướng dẫn các nhân viên để thực hiện lợi ích chung.

11/ Nhà quản lý ở đẳng cấp càng cao bao nhiêu thì càng phải điềm đạm trong mọi cách xử thế và luôn hướng thiện để hoàn thành sứ mệnh của mình.

12/ Nhà quản lý đừng quá tự tin về các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình mà quên xây dựng tinh thần miệt mài làm việc của nhân viên. Bởi vì, người ta không thể hăng say làm việc nếu biết rằng công việc họ đang làm lại phục vụ cho một tư lợi nào khác.

13/ Đạo đức cũng là một yếu tố cấu thành của quản lý. Thông thường, người ta dễ nghe những lời của thánh nhân hoặc những người có đạo đức.

14/ Người quản lý không bao giờ được tàn bạo với cấp dưới, nhưng phải có ý thức về bản chất tâm lý của uy quyền mới giữ vững được uy thế.

15/ Người quản lý mà gặp thiên thời, địa lợi, nhân hoà thì như diều gặp gió. Nhưng nếu 3 điều kiện này chưa hội cùng một lúc thì phải biết tạo ra phương tiện để đạt được mục đích, đôi lúc phải hy sinh cái lợi nhỏ trước mắt để giành những cái lợi lớn trong tương lai.

16/ Người quản lý xứng đáng phải là người có khả năng thúc đẩy nhân viên thực hiện hết mọi việc thuộc quyền hạn của mình Khi ra lệnh mà thấy cấp dưới khó thực hiện, người quản lý phải dùng óc tháo vát, tạo ra những phương tiện hay hoàn cảnh thuận lợi giúp cấp dưới.

17/ Người quản lý đừng vì thấy cấp dưới lúc đầu chưa tuân phục mà đã chán nản. Hãy chứng minh tài đức của mình để sau này cấp dưới phải tự tuân phục.

18/ Mới quản lý nên tránh gần gũi quá với cấp dưới. Nên tạo ra khoảng cách hợp lý và sự tôn trọng cần thiết với cấp dưới.

19/ Trong doanh nghiệp thường có hai trường phái: Trường phái cách mạng và trường phái cải cách. Nhóm người ham cách mạng thì ưa dùng biện pháp mạnh, còn nhóm thích cải cách thì ôn hoà, muốn dần dần sửa những sai sót để vươn tới những lợi nhuận mới. Người quản lý nên lắng nghe nhóm thứ nhất, nhưng biện pháp làm thì nên theo nhóm thứ hai.

20/ Người quản lý luôn phải biết mình là “bia” của muôn ngàn cặp mắt nhìn ngó nên mỗi ngày nên để chút ít thời giờ hoàn thiện mình để tăng uy tín.

21/ Muốn hiểu kỹ được nhân viên, không chỉ quan sát họ ở thời điểm hiện tại mà phải lưu ý đến vốn kiến thức mà họ có được. Hãy điều tra nghiên cứu các hoàn cảnh của thời gian trước khi nhân viên gặp người quản lý. Khi biết được quá khứ của nhân viên, người quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định tâm trạng hiện tại và dự đoán tương lai của họ.

22/ Hoạt động của con người có nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất, con người hoạt động theo bản năng dựa vào sự cầu sướng, ngại khổ. Ở cấp thứ hai căn cứ vào thưởng phạt. Cấp độ thứ 3 là nhằm vào được khen hay bị chê. Còn ở mức độ cao nhất, họ hành động do được chi phối bởi một lý tưởng. Cấp dưới phải được hướng dẫn hành động theo cấp độ cao nhất này.

23/ Khi ra những quyết định, nhà quản lý phải nhằm vào việc đáp ứng những lợi ích công cộng.
24/ Tâm lý của nhân viên không phải lúc nào cũng muốn có một người quản lý dễ dàng cho cá nhân họ mà họ vẫn ưa thích, hãnh diện có một người quản lý ngay thẳng, nghiêm khắc. Vấn đề là nghiêm khắc một cách hợp lý với cấp dưới.

25/ Trong mỗi doanh nghiệp thường có một nhóm nhân viên thẳng tính. Nhóm này giúp nhà quản lý biết được sự thật của cấp dưới. Họ là người thực đức, thực tài, ít nói. Người quản lý cao tay phải điều khiển được họ, khiến họ giúp đỡ đắc lực trong công việc hiện tại cũng như tương lai.

26/ Để nhóm người trong một doanh nghiệp đều có những trạng thái tâm lý riêng, đều có những hoàn cảnh riêng. Nhà quản lý không thể coi thường những trạng thái đó bởi vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm và thái độ ứng xử trước công việc của họ.

27/ Tâm lý của con người bao giờ cũng vừa thích tuân phục, vừa thích phản đối. Họ chỉ tuân phục nếu được người quản lý tôn trọng danh dự và bảo đảm quyền lợi. Còn họ sẽ phản đối vì không muốn ai quan trọng hơn mình. Vì thế, nhà quản lý phải tránh bớt các mệnh lệnh độc tài, nên ngọt dịu mà kiên quyết bên trong.

28/ Người quản lý thường là người có chí lớn và biết chịu gian lao để nuôi chí.

29/ Một nhà quản lý bao giờ cũng phải có uy quyền, có nghệ thuật dẫn dụ, có lý luận sắc bén và nghệ thuật thôi miên. Uy quyền là một ma lực bắt người khác tuân phục; Dẫn dụ là dựa vào tình cảm làm cho cấp dưới ham lợi ích, nghe theo mình; lý luận là đem lý lẽ, chính kiến bắt người ta phục những lý lẽ đó rồi làm theo; thôi miên lôi kéo người khác thực hiện theo ảnh hưởng của người thôi miên.

30/ Những kiến thức tuyệt vời về chuyên môn có thể là mẹ đẻ của quyền thế, như những người học y khoa đến nơi đến chốn được công nhận là bác sỹ, có thẩm quyền xét đoán về bệnh tật;
hoặc người ta tin một nhà kinh tế vì thấy anh ta học qua trường lớp kinh tế và có kinh nghiệm thực tiễn.

31/ Uy tín của nhà quản lý cần nhờ uy danh thổi phồng lên nhưng uy danh luôn phải dựa trên tài đức, nếu không chỉ là lớp sơn quảng cáo.

32/ Nhà quản lý phải có sức khoẻ tốt, bộ óc thông minh, nhanh nhẹn để lãnh đạo trong doanh nghiệp. Hãy dưỡng thân:

– Biết tập trung thời gian vào những công việc quan trọng để khỏi phí thời giờ vào những việc vụn vặt (không quá sa đà vào các chuyện thăm viếng, tán gẫu, nhà hàng, khách sạn,…)
– Kiêng cữ không được dùng quá nhiều rượu mạnh, thuốc lá, càfê,…
– Giữ thái đó điềm đạm để thể xác bớt hao tổn dưỡng khí.
– Tránh làm việc quá sức mà thiếu nghỉ ngơi tẩm bổ.

33/ Thái độ khôn ngoan nhất của người quản lý là việc mình mình lo và không nên bàn tới công việc của những nhà quản lý khác. Khi cần bàn thì chỉ nên khen họ mà thôi.

34/ Ai muốn quản lý người khác hãy đứng sau và phục vụ. Bởi vì, khiêm tốn và phục vụ người là tư cách và phận sự căn bản của những nhà quản lý theo đúng nghĩa của nó.

35/ Vị trí quản lý là cao cả và nhờ nó mà lợi ích chung được bảo đảm. Vì thế người bất tài, vô đức thì không được lạm dụng quyền lực và ai xứng đáng với nó thì cũng không được phép từ chức.

36/ Nhà quản lý cũng phải thường giao tiếp với các nhân viên để biết được họ đang nghĩ gì, họ đang gặp khó khăn hay thuận lợi gì để từ đó khích lệ họ, đáp ứng cho họ. Ngày xưa sứ nước Tế đem thư của vua Tề sang hỏi thăm bà Uy Hậu của nước Triệu, bà bèn hỏi mùa màng bên đó thế nào, dân ra sao, vua có mạnh không? Vị sứ giả có vẻ không bằng lòng hỏi sao bà lại trọng hèn hơn sang vậy? Bà nói không có mùa thì làm sao có dân, làm sao có vua. Bài học quả là thấm thía.

37/ Trật tự là quy luật chung của trời đất. Vì thế sinh hoạt của người quản lý mà hỗn độn thì nếp sống của kẻ dưới cũng dễ hỗn loạn.

38/ Người quản lý phải có mục đích là giúp nhiều cuộc đời thành công chứ không phải chỉ để thực hiện những ý tưởng riêng tư của mình.

39/ Một ngàn lời nói hay không bằng một việc làm tốt.

40/ Trong một doanh nghiệp, nhà quản lý phải biết nuôi dưỡng hai dạng nhân viên: Dạng thứ nhất là những nhân viên ưa đề xuất các ý kiến, các phương án sản xuất kinh doanh mới để liên tục đổi mới doanh nghiệp, nhưng cũng phải có dạng nhân viên thứ hai là những người biết can ngăn nhà quản lý tránh làm ẩu trong những công việc nhất định.

41/ Không có người tầm thường nào mà không có những điểm đáng phục nhất. Vì thế, mỗi nhà quản lý đều phải biết khai thác các ưu điểm của cấp dưới và cố gắng giúp họ thực hiện được lý tưởng cao đẹp của họ.

42/ Trong bất cứ doanh nghiệp nào, ở đâu, thời nào và lĩnh vực nào cũng đều có những nhân viên có năng lực, họ sẽ rất có lợi cho công việc chung nếu lôi cuốn được họ vào các công việc. Chính nhà quản lý có sứ mệnh thiêng liêng thống nhất những nhân viên có khả năng. Nhưng vấn đề là phải biết thống nhất trên cơ sở khai thác những sở trường sở đoản để cho guồng máy tập thể mới hữu hiệu.

43/ Một trong những điều quan trọng là nhà quản lý không được quá thiên về chi tiết mà bỏ qua toàn thể, đừng băn khoăn quá nhiều vào tiểu cuộc mà qua đại cuộc. Nhà quản lý không thể làm tất cả nhưng họ phải nhìn xa và nhìn cao hơn người khác.

44/ Làm quản lý không nên để sao nhãng công việc vì say mê một loại giải trí nào đó, dù là thứ giải trí thanh nhã nhất. Trên thương trường đã có rất nhiều bài học các nhà quản lý thật bại vì quá say mê một số trò giải trí.

45/ Nhà quản lý không nên ỷ lại quyền lực mà ra những lệnh trái với mong muốn của các nhân viên khiến các nhân viên không đủ thời gian để ăn uống, nghỉ ngơi và thư giãn. Bản năng nghỉ ngơi thư giãn luôn mạnh mẽ nhất trong mỗi con người.

46/ Làm quản lý phải cố gắng thực hiện được 4 điều sau:

a) Làm việc cho mọi người, đứng bắt mọi người làm việc cho mình. b) Phải chăm chỉ dậy sớm, thức khuya làm việc.

c) Đứng áp đặt công việc quá nặng cho các nhân viên d) Xử lý các công việc phải khách quan và công bằng.

47/ Nhà quản lý không thể sa đà vào các lợi ích vật chất cá nhân. Tiền bạc chỉ là phương tiện cho cuộc đời mỗi con người. Nhà quản lý không được đế thiếu thốn nhưng cũng không quá lệ thuộc vào đó, phải có tâm hồn siêu thoát. Đó là điều kiện tất yếu để lợi ích chung được nhà quản lý chăm lo phát triển.

48/ Nhà quản lý phải biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để biết rằng việc nào mình phải đích thân làm, việc nào phải nhờ đến cấp dưới dù phải gặp người mình không thích.

49/ Bất cứ nhà quản lý nào cũng phải triệt để tôn trọng cấp dưới, không khi nào khiển trách hay làm mất lòng cấp chỉ huy trực thuộc của mình trước sự hiện diện của nhân viên.

50/ Đi đến nơi làm việc đúng giờ, ra về muộn nhất đó là một hành động đáng có của nhà quản lý. Họ phải rất chuẩn mực trước rồi hãy bắt cấp dưới thực hiện đúng. Tuy nhiên, có những lúc phải bắt cấp dưới chờ đợi để gây uy tín.

51/ Nhiều khi nhà quản lý phải biết sửa tướng đi, tướng đứng, cách ăn nói, giao tiếp của mình sao cho nghiêm trang trịnh trọng.

52/ Theo người Trung Quốc thì một nhà quản lý giỏi sẽ phải có ngũ tướng:

a) Trí (khôn ngoan quản lý)
b) Tín (ăn nói như đinh đóng cột)
c) Nhân (sáng suốt áp dụng đức bác ái để yêu cầu cấp dưới mà không để bị lạm dụng).
d) Dũng (tạo sức khoẻ thể chất và nhất là giàu nghị lực

Theo Kynang