Kiến thức quản trị Steve Jobs: Bài học lãnh đạo thực sự ( Kỳ 4)

Steve Jobs: Bài học lãnh đạo thực sự ( Kỳ 4)

10
Thúc đẩy cho sự hoàn hảo
Trong suốt quá trình phát triển của những sản phẩm mà ông ấy từng tạo ra, Jobs có một quan điểm là: “Ấn nút tạm dừng và quay làm lại từ đầu khi mà ông cảm thấy nó không hoàn hảo. Nó đã từng xảy ra cả với bộ phim Toy Story. Sau khi Jeff Katzenberg và cộng sự tại Disney đã mua bản quyền của bộ phim trước đó, đẩy hãng Pixar vào để làm cho nó sống động hơn, Jobs và Lasserter cuối cùng bắt dừng lại bộ phim và viết lại kịch bản cho thân thiện hơn.” Khi ông chuẩn bị đưa Apple Store vào hoạt động, ông và cố vấn gian hàng, Ron Jonhson, bất ngờ quyết định dừng mọi việc lại vài tháng do vậy trật tự của các cửa hàng mới được bố trí sắp xếp lại xoay quanh các hoạt động khác chứ không chỉ những gian bán sản phẩm.
Điều tương tự cũng đúng với trường hợp iPhone. Thiết kế ban đầu có thiết kế kính chống xước gắn với vỏ nhôm.Vào một buổi sáng thứ 2, Jobs qua thăm Ive nói “Tôi đã không ngủ được cả tối hôm qua, bởi vì tôi nhận ra rằng tôi đơn giản là không thích nó”. Ive, trong sự thất vọng, đã nhận ra rằng ý kiến của Jobs là đúng. “Tôi nhớ cảm giác hoàn toàn xấu hổ khi ông đưa ra lời nhận xét đó.” ông nói. Vấn đề ở đây là chiếc iPhone cần hiển thị tất cả nên màn hình, nhưng với thiết kế hiện tại của nó thì vỏ đã tràn lên màn hình thay vì các phần xung quanh. Toàn bộ sản phẩm gây cảm giác quá thô, quá nhiều thao tác điều khiển và hiệu ứng. “Các anh em đã sống chết vì thiết kế này trong chín tháng qua, nhưng chúng ta phải thay đổi nó.” Jobs nói với nhóm nghiên cứu của Ive. “Chúng ta sẽ làm việc ban đêm và vào những ngày cuối tuần, và nếu cậu không muốn thì phải bước quá xác chúng tôi”. Thay vì phản đối, đội đã đồng ý. “Đó là những giây phút đáng tự hào nhất tại Apple,” Jobs bùi ngùi nhớ lại.
Một sự việc tương tự đã xảy đến khi Jobs và Ive đang trong quá trình hoàn thiện iPad. Đột nhiên Jobs nhìn vào mô hình và cảm thấy một chút phật ý. Nó dường như không bình thường và thân thiện cho lắm để người ta có thế thích nó. Nó cần phải cho thấy được là bạn có thể cầm nó bằng một tay một cách tự nhiên. Họ quyết định là cái đáy dưới cần phải làm hơi tròn một chú, vì thế mà người tiêu dùng có thể cảm thấy thoải mái cầm nó lên thay vì phải nâng nó lên một cách thận trọng. Điều ấy có nghĩa là các kỹ sư phải thiết kế những cổng kết nối và những nút cần thiết nhỏ hơn, với các đường nét đơn giản được cắt gọn nhẹ nhàng phía dưới. Jobs đã hoãn việc giới thiệu sản phẩm cho đến khi những thay đổi được hoàn thành triệt để.
Chủ nghĩa hoàn hảo của Jobs còn lan cả đến những chi tiết bên trong. Khi còn là một cậu bé, ông đã giúp bố của mình xây một bờ rào bao quanh sân sau, và ông ấy được dạy rằng phải chăm sóc cho mặt trong của bờ rào như mặt ngoài của nó vậy. “Không ai biết bên trong mà bố”, Steve nói. Ông bố trả lời “Nhưng con là người biết”. Một người thợ mộc thực sự sử dụng cả những tấm gỗ tốt cho phần bên trong giáp với bờ tường, bố ông giải thích, và chúng ta cần làm điều tương tự với mặt sau của bờ rào vậy. Đó là niềm đam mê của một nghệ sĩ muốn phấn đấu cho sự hoàn hảo. Trong việc hình thành ý tưởng cho Apple II và Macitosh, Jobs đã áp dụng những bài học này để thiết kế những bảng điện tử bên trong thiết bị của mình. Trong cả hai sản phẩm ông đều gửi lại đến những người kỹ sư yêu cầu thiết kế lại những mạch điện tử một cách gọn gàng hơn để bảng điện tử trong đẹp hơn. Nó là một điều khá kỳ quặc với những kỹ sư chế tạo Macintosh. Bởi vì Jobs bình thường chỉ yêu cầu thiết kế thiết bị một cách ăn khớp gọn gàng. “Chả có ai là mở ra xem bên trong máy tính cả,” một người phản đối nói. Jobs phản ứng lại như cái cách mà bố ông nói: “ Tôi muốn nó đẹp nhất có thể, kể cả là ở bên trong hộp. Một thợ mộc tốt không dụng những thanh gỗ kém chất lượng cho phần sau tủ cả, kể cả trong trường hợp không ai nhìn nó.” Họ là những nghệ sĩ thực thụ, ông nói, và họ làm việc theo cách ấy. Và khi bảng điện tử được thiết kế lại, ông bảo những người thiết kế ký tên của mình vào sau vỏ và nói “Những người nghệ sĩ thực thụ ghi nhận công việc của mình.”

Đối xử với nhân tài
Jobs vốn nối tiếng là người thiếu kiên nhẫn, hay nóng giận và khó tính với mọi người xung quanh mình. Nhưng các đối đãi của ông với mọi người, tuy không để khen ngợi, bắt nguồn từ chính niềm đam mê sự hoàn hảo và sự khao khát làm việc với những gì tốt đẹp nhất. Đó thực sự là cái cách mà ông ấy gọi là để ngăn cản “sự bùng nổ sự tầm thường”, cái mà các nhà quản lý tỏ ra quá chiều chuộng những người xoàng xoàng, thoải mái với việc ngồi chơi xơi nước. “Tôi nghĩ là tôi không ăn hiếp ai cả,” ông nói, “nhưng nếu cái gì đó trở nên nhàm chán, tôi sẽ nói thẳng vào mặt mọi người, công việc của tôi rất cần sự thẳng thắn.” “Khi tôi gây áp lực lên một người thì anh ta có nhận được kết quả tương tự như khi tôi không làm gì? Có thể lắm. Nhưng đó không phải là con ngưởi của tôi. Có thể đây là cách tốt hơn- một quý ông trong câu lạc bộ, nơi chúng tôi đều mặc cà vạt và nói thứ ngôn ngữ thuộc đẳng cấp Bà la môn cùng với ngôn ngữ cách điệu- Nhưng tôi không rõ cái kiểu này bởi tôi xuất thân từ một gia đình trung lưu ở Califonia.”
Liệu những tính cách mãnh liệt và quá đáng của ông ấy có cần thiết hay không? Có thể là không. Có nhiều cách khác để ông có thể động viên đồng nghiệp của mình. “Những cống hiến của Jobs vẫn có thể được tạo ra mà không cần quá nhiều câu chuyện của ông khủng bố đồng nghiệp của mình,” người đồng sáng lập Apple Wozniak nói. “Tôi thích tính bình tĩnh và không có nhiều các cuộc cãi lộn. Tôi nghĩ rằng công ty có thể như là một gia đình hạnh phúc.” Nhưng khi ông ấy thêm vào một vài thứ là rất quý giá mà bạn không thể chối cãi: “Nếu dự án xây dựng Macintosh được chạy theo mô hình của tôi thì mọi việc có thể đã rất tệ.”
Sẽ là rất quan trọng khi trân trọng những đức tính như thô lỗ hay nóng nảy của Jobs đã tạo ra cảm hứng cho cả công ty. Anh ấy đã truyền vào đội ngũ công nhân viên của Apple một niềm đam mê vô tận để tạo ra những sản phẩm đột phá và niềm tin vào hoàn thành một công việc mà dường như là không thể. Và chúng tôi phải đánh giá anh ấy bằng những thành quả. Jobs có một gia đình hạnh phúc, và cũng vậy tại Apple: Những cộng sự của anh ấy thường gắn bó lâu hơn và trung thành hơn các công ty khác, bao gồm cả những người được dẫn dắt bởi những ông chủ trái tính như Jobs. Các CEO học tập Jobs và quyết định tiếp thu tính cách của ông ấy mà không hiểu được khả năng tạo ra sự trung thành của ông đã mắc một lỗi nguy hiểm.
“Tôi học được trong nhiều năm rằng khi bạn có một người thực sự tốt ở bên cạnh thì bạn không nhất thiết phải nâng niu họ”. Jobs nói với tôi như vậy. “Bằng việc tin tưởng họ sẽ làm được một công việc tốt, bạn sẽ nhận được những thứ tuyệt vời. Hỏi bất cứ ai ở đội Mac của tôi. Họ sẽ nói rằng những nỗ lực ấy là đáng giá.” Hầu hết họ sẽ trả lời như vậy. “Anh ấy có thể hét lên tại một cuộc họp “Đồ khỉ gió, cậu không làm được việc gì ra hồn cả,” Debi Coleman kể lại. “Chúng tôi luôn quan niệm rằng mình là những con người may mắn nhất trên thế giới này có cơ hội được làm việc với anh ấy.”

Theo Ái Mỹ