Kiến thức quản trị “Quan hệ đối tác không còn ” mặn nồng “

“Quan hệ đối tác không còn ” mặn nồng “

9
Điều chủ doanh nghiệp không hề mong muốn trong chiến dịch “góp gạo thổi cơm chung” chính là sự không đồng thuận. Nhưng nó vẫn xảy đến. Và cách tốt nhất để giải thoát thực cảnh đó là chấp nhận giải thể, chấp nhận “chia tay” để “kết đôi” với một đối tác mới.

Chuyên gia nghề nghiệp Michael Eisner nói rằng: “Rất hiếm để bạn có thể tìm thấy một đối tác kinh doanh vị tha, sẵn sàng bỏ qua mọi sai lầm của bạn để cùng bạn làm lại từ đầu. Bởi đơn giản cái đích của kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy, đối tác nào giúp bạn “bành trướng” được lợi nhuận thì đó là đối tác tri kỷ và ngược lại đối tác nào khiến doanh nghiệp của bạn trì trệ và hỗn độn bởi một mớ bòng bong thì hãy nhấn nút “off” để kết thúc ngay khi có thể”. 
Nếu bạn băn khoăn không biết làm sao để chấm dứt mối quan hệ chẳng mấy mặn mà thì dưới đây chính là câu trả lời hoàn hảo dành cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

Tham khảo các thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn chủ doanh nghiệp đi đến quyết định giải thể hợp tác. Đó có thể là lệnh tòa án, bất đồng trong đầu tư, bất đồng trong quan điểm kinh doanh, phân chia không công bằng hoặc chủ nghĩa cá nhân…Đứng trước quyết định giải thể hợp tác, bạn cần nhờ tới sự giúp đỡ của luật sư để không bị lúng tung trong các điều khoản.
Bước đầu tiên trong quá trình giải thể chính là tham khảo các thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Làm như vậy để bạn nắm bắt được các điều khoản đã ký kết cùng các thủ tục cơ bản. Liên lạc với cơ quan thuế và thông báo với họ quyết định giải thể của mình. Tạo một danh sách các chủ nợ và các khoản nợ. Cố gắng để chi trả toàn bộ số nợ dư đọng.

Thông báo cho khách hàng, nhà cung cấp
Bạn có thể sẽ phải bán các tài sản của doanh nghiệp để chi trả số vốn đã nợ hoặc để phân chia tài sản giữa đôi bên như những gì đã được đề cập trong hợp đồng. Việc thông báo cho khách hàng hoặc nhà cung cấp chính về việc giải thể là điều rất cần thiết. Khi mối quan hệ hợp tác không còn như ý muốn thì giải thể là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một mình doanh nghiệp của bạn muốn kết thúc thì không được, cần phải có sự chấp nhận của đôi bên. Vì vậy, thông báo cho khách hàng hoặc nhà cung cấp chính và làm rõ mọi thủ tục kinh doanh là điều quan trọng. Sự phân chia công bằng theo các điều khoản trong hợp đồng sẽ được làm rõ khi đôi bên thảo luận trước khi ký vào quyết định giải thể.

Nộp hồ sơ tới các cơ quan pháp lý
Kiểm tra xem cơ quan nào là cơ quan đón nhận hồ sơ giải thể để tiến hành các thủ tục pháp lý. Bạn sẽ phải thực hiện các thủ tục pháp theo đúng quy định để hủy bỏ tất cả các dịch vụ, giấy phép, đăng ký, các dịch vụ của công ty đối tác…Nếu bạn còn có điều gì băn khoăn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của luật sư – họ sẽ là trợ thủ đặc lực cho bạn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục pháp lý.

Theo Thảo My