Trong công cuộc xây dựng quốc gia số, MISA tiên phong đồng hành cùng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia để lan tỏa những giải pháp Make in Vietnam xuất sắc giúp các tổ chức, cá nhân trên toàn quốc đổi mới phương thức làm việc, gia tăng năng suất và phát triển đột phá.
Phát biểu tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10.2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chuyển đổi số là xu thế của thời đại, là lựa chọn chiến lược giúp Việt Nam phát triển nhanh, toàn diện, hiện đại và bền vững. Để thực hiện được chiến lược này, Nhà nước đang triển khai mục tiêu kép. Đó là song song thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột và phát triển các doanh nghiệp công nghệ số để tiên phong dẫn dắt sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân vì mục tiêu xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10.2023
Trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh năm 2023 là năm dữ liệu số, đây chính là tài nguyên quốc gia không bao giờ cạn kiệt và cần được khai thác mạnh mẽ để tạo ra giá trị mới.
MISA tiên phong đồng hành cùng Chương trình Chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số
Bám sát tầm nhìn chiến lược của Chính phủ về chuyển đổi số, MISA là doanh nghiệp tiên phong phát triển các hệ sinh thái nền tảng số để dẫn dắt các tổ chức, doanh nghiệp và người dân chuyển đổi số toàn diện trên mọi lĩnh vực, quy mô, ngành nghề và thích ứng linh hoạt với mọi thách thức.
Trong suốt hơn 30 năm qua, MISA luôn không ngừng đổi mới sáng tạo để cung cấp các giải pháp công nghệ Make in Vietnam trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số, đóng góp vào công cuộc kết nối, xây dựng CSDLQG toàn diện từ ngành tài chính, giáo dục đến ngành nội vụ. Từ đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và khai thác dữ liệu số để phục vụ sự phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, thúc đẩy sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
MISA đồng hành cùng Bộ Thông tin & Truyền thông triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số
quốc gia
Về Chính phủ số, MISA đồng hành cùng 63 tỉnh thành trên cả nước và nhiều bộ ngành trong việc đào tạo, ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành, xây dựng hệ thống CSDL và chuyển đổi số các thủ tục hành chính. Cụ thể, gần 55.000 đơn vị HCSN, 10.000 xã phường đang ứng dụng các nghiệp vụ thuộc Nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov, góp phần xây dựng CSDL tài chính thống nhất toàn Bộ/Ngành/Địa phương. Gần 20.000 trường học, 248 Phòng Giáo dục và 48 Sở Giáo dục & Đào tạo trên cả nước ứng dụng thành công Nền tảng giáo dục MISA EMIS vào các nghiệp vụ quản lý, giúp hội tụ và liên kết dữ liệu toàn ngành.
Nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov giúp hội tụ 100% dữ liệu của ngành, địa phương, tự động hóa toàn bộ việc quản lý ngân sách
Về kinh tế số, MISA xây dựng thành công hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp địa phương, nhà nước ở đa lĩnh vực từ sản xuất, xây dựng, công nghiệp đến thương mại, ngân hàng, dịch vụ…
Đối với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), MISA triển khai “Chương trình tặng giải pháp MISA AMIS Văn phòng số cho 10.000 Doanh nghiệp” nhằm đồng hành cùng SMEs chuyển đổi số, tối ưu công tác quản trị vận hành, tiết kiệm chi phí và gia tăng năng suất. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2023, MISA đã hỗ trợ 730 doanh nghiệp vay vốn thành công với tổng số tiền lên tới hơn 2.500 tỷ đồng qua Nền tảng kết nối vay vốn MISA Lending. Đây là nền tảng đầu tiên tại Việt Nam kết nối cho doanh nghiệp vay vốn từ các ngân hàng uy tín mà không cần tài sản đảm bảo, với tỷ lệ vay vốn thành công cao gấp 8 lần so với phương thức cho vay truyền thống.
MISA chính thức công bố “Chương trình tặng giải pháp Văn phòng số cho 10.000 Doanh nghiệp” nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số, tối ưu công tác quản trị vận hành
Đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh (DNN & HKT), MISA đã kết nối thành công 17.477 đơn vị có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán với 1.221 kế toán dịch vụ thông qua Nền tảng MISA ASP. Việc kết nối các đơn vị kế toán dịch vụ thông qua nền tảng đã giúp tiết kiệm tới hơn 75% chi phí cho DN & HKT và gia tăng năng suất gấp nhiều lần cho kế toán dịch vụ.
Bên cạnh đó, MISA cũng bám sát kế hoạch của ngành Thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử hiệu quả, đồng thời thúc đẩy các hộ kinh doanh ứng dụng giải pháp quản lý tài chính kế toán – thuế, kê khai nộp thuế đầy đủ, đúng quy định; Tăng cường các hội thảo, khóa đào tạo về chuyển đổi số miễn phí cho doanh nghiệp.
Về xã hội số, MISA cung cấp các ứng dụng hướng đến người dùng cá nhân, góp phần đẩy mạnh chiến lược công dân số. Theo đó, MISA đã cấp tặng miễn phí gần 30.000 chữ ký số từ xa cá nhân MISA eSign cho người dân trên cả nước nhằm thúc đẩy xây dựng thói quen ký số trong các thủ tục hành chính điện tử. MISA cũng cung cấp Sổ thu chi MISA cho hơn 2,5 triệu khách hàng cá nhân giúp số hóa hoạt động quản lý tài chính cho từng người dân và hộ gia đình. Ở lĩnh vực giáo dục, MISA đã đưa ra các ứng dụng như SISAP để cải thiện liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh, cùng với giải pháp JETPAY – thanh toán không dùng tiền mặt theo khuyến nghị từ Chính phủ. Các giải pháp này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội số hóa, tạo ra một môi trường tiện lợi và an toàn cho giao dịch và liên lạc trực tuyến.
MISA cấp tặng chữ ký số miễn phí cho công dân trên phố đi bộ quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp công cụ công nghệ, MISA cũng tích cực kết nối và lan tỏa đến cộng đồng các giải pháp số. MISA là đơn vị tiên phong khởi xướng tổ chức Ngày hội công dân số tại nhiều tỉnh thành và địa phương với mục tiêu chính là biến mỗi công dân trở thành một công dân số. Thông qua các sự kiện này, người dân được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ số hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
Trên hành trình thực hiện sứ mệnh cung cấp các giải pháp chuyển đổi số vì sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, MISA luôn nỗ lực đổi mới sáng tạo nhằm nghiên cứu, phát triển và mở rộng hệ sinh thái nền tảng số, đáp ứng đa dạng mọi nhu cầu của đời sống xã hội. MISA liên tục ứng dụng các công nghệ mới nhất trên thế giới vào sản phẩm dịch vụ của mình như công nghệ Điện toán đám mây (Cloud Computing), Trí tuệ nhân tạo (AI), Chuỗi khối (Blockchain),…. Bên cạnh đó, MISA cũng sử dụng phương pháp Design Thinking và phương pháp luận chuyển đổi số Kaizen để nắm bắt được chính xác nhu cầu của khách hàng, từ đó liên tục cải tiến sản phẩm và dịch vụ.
Với tầm nhìn gắn liền sứ mệnh chuyển đổi số của quốc gia, MISA cam kết bố trí đầy đủ các nguồn lực và các giải pháp CNTT tốt nhất để tiếp tục đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương chuyển đổi số sâu rộng và toàn diện. Đây cũng là mục tiêu lớn của MISA trên hành trình tiên phong đồng hành cùng Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.