Tin tức lưu trữ Tập huấn PCCC: bảo vệ mạng sống cho mình, cho mọi người

Tập huấn PCCC: bảo vệ mạng sống cho mình, cho mọi người

12
Thống kê năm 2011, cả nước xảy ra 1.548 vụ cháy nổ (747 vụ cháy tại các cơ sở, 801 vụ cháy tại nhà dân) khiến 75 người chết
thiệt hại lớn về tài sản. Những con số này sẽ ngày càng tăng lên nếu
bản thân mỗi người không có kiến thức và ý thức phòng cháy chữa cháy tại
khu vực sống và làm việc của mình. 
Nhận
thấy phòng cháy chữa cháy là vấn đề cấp thiết và cần thiết đối với mỗi cán bộ nhân viên MISA trong công
ty, MISA phía Bắc đã tổ chức ngay buổi tập huấn Phòng cháy chữa cháy với sự tham dự của
đại diện các VP/TTvăn phòng/trung tâm, đây sẽ là những cá nhân tiên phong học tập và thực
hành, sau đó truyền đạt lại cho những người chưa có điều kiện tham dự. Buổi tập huấn phòng cháy chữa cháy diễn ra vào chiều thứ Bảy, 21/4/2012 tại tòa nhà Technosoft, Hà Nội.   


Thượng úy Nguyễn Trường Trung
– giảng viên Đại học Phòng cháy chữa cháy trực tiếp hướng dẫn cán bộ nhân viên MISA cách phòng cháy chữa cháy

Bằng cách truyền đạt
trực quan, sinh động và hết sức hóm hỉnh, Thượng úy Nguyễn Trường Trung
– giảng viên Đại học Phòng cháy chữa cháy đã giúp các thành viên tham gia tập huấn nhận
thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và xử lý khi có
các tai nạn cháy nổ xảy ra tại nơi làm việc, nơi ở…


Thượng úy Nguyễn Trường Trung tỏ ra rất vui mừng khi biết MISA có vị TGĐ quan tâm
đến đời sống của cán bộ nhân viên. Thượng úy cũng hy vọng điều này sẽ giúp MISA giảm thiểu tối
đa các nguy cơ cháy nổ tại văn phòng.Trong ảnh: TGĐ Nguyễn Xuân Hoàng
tham dự buổi tập huấn 


Không
hề khô khan như mọi người vẫn nghĩ, giảng viên đã đưa ra các ví dụ thực
tiễn, các clip hài hước về phòng cháy chữa cháy và cả những ví dụ từ MISA khiến mọi
người đều cảm thấy rất thoải mái và tập trung cao độ với bài giảng


Các nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra không chỉ ở Nhà
dân, khu chung cư, khu công nghiệp, nhà hàng, chợ… mà sự cố có thể
xảy ra trên các đồ dùng hàng ngày như điều hòa, tủ lạnh, máy vi tính …

Những điều cần làm ngay để phòng chống cháy nổ:

  1. Vệ sinh quạt gió cho máy tính, vì để lâu ngày bụi bám, không thông được gió, dễ gây cháy nổ case máy tính
  2. Đặc biệt lưu ý khi hút thuốc xong, phải dập tắt hoàn
    toàn mẩu thuốc lá còn sót lại, nếu không, nguồn nhiệt này sẽ âm ỉ và dễ
    bùng phát lên khi gặp các vật gây cháy khác
  3. Tại gia đình, quy định nơi treo chìa khóa để khi xảy ra sự cố có thể mở cửa thoát hiểm nhanh nhất
  4. Tắt tất cả các thiết bị/nguồn điện khi vắng nhà (theo thống kê, các vụ cháy nổ thường xảy ra vào thời điểm vắng nhà)
  5. Điều hòa, tủ lạnh cũng là những nguồn dễ gây cháy, cần đặc biệt lưu ý đề phòng
  6. Trang bị bình cứu hỏa tại gia đình, trên xe ô tô riêng…
  7. Kiểm tra lại đường dây dẫn khí gas từ bình gas lên
    đến bếp, thay dây ngay nếu cảm thấy dây đã quá cũ và có những vết nứt
    trên thân dây. Lau chùi lại máy hút mùi vì để lâu dễ han gỉ.
  8. Thay đổi thói quen, bật bếp gas lên, điều chỉnh ngọn
    lửa rồi hãy đặt xoong nồi lên sau, đề phòng nước từ đáy nồi rỏ vào bộ
    phận đánh lửa




Có thể bạn chưa biết:

  1. Tất cả các loại ô tô, xe máy khi cháy đều không gây nổ
  2. Nổ gas là nổ do khí hơi ga chứ hoàn toàn không nổ bình ga 



Quy trình xử lý khi rò rỉ gas 

  1. Không bật/tắt bất kỳ một nguồn điện/nguồn nhiệt nào
  2. Tắt van gas
  3. Mở hết các cửa
  4. Dùng quạt giấy quạt hết khí ra ngoài 
 Xử lý khi có cháy tại tòa nhà:

  1. Báo động (nhấn nút báo cháy)
  2. Ngắt cầu dao điện
  3. Sử dụng các phương tiện tại chỗ (bình cứu hỏa, nước, vải ướt …)
  4. Gọi cứu hỏa 114


Khi
có sự cố cháy nổ xảy ra, thì điều quan trọng nhất là mọi người phải hết
sức bình tĩnh, vận dụng các kiến thức về PCCC để xử lý các sự cố và tổ
chức thoát nạn an toàn. 



Tổ chức thoát nạn khi xảy ra sự cố:

  1. Hết sức BÌNH TĨNH, không hoảng loạn, xô đẩy lẫn nhau
  2. Khi chạy xuống cầu thang bộ, nên bám vào tay vịn
  3. Hô hào mọi người cùng tham gia chữa cháy
  4. Khi thấy khói khí độc thì cúi thấp người xuống để di chuyển (khí độc ở trên cao)
  5. Nếu sự cố xảy ra vào buổi tối, mất điện thì cần bình
    tĩnh men theo các cạnh bàn để tìm cách ra ngoài, nếu có khói khí độc
    thì cần chèn kén các khe hở của cửa, hoặc chụp túi nilong kín từ đầu
    xuống đến cổ để có không khí sạch và nhanh chóng thoát ra ngoài. 



Ngay sau phần lý thuyết, tất cả các thành viên của lớp học đã di
chuyển xuống phía dưới sảnh của tòa nhà để thực hành dập tắt đám cháy
bằng bình cứu hỏa.




Thượng úy Nguyễn Trường Trung đang hướng dẫn mọi người cách phân biệt bình cứu hỏa dạng bột
(vòi phun dài, đầu vòi nhỏ) và bình dạng khí (vòi loe)


TGĐ Nguyễn Xuân Hoàng tiên phong gương mẫu thực hành các tình huống dập tắt đám cháy


 Các học viên ra sức luyện tập, đề phòng xử lý các sự cố xảy ra bất ngờ

Trong lần đầu thực hành, các học viên tỏ ra khá thành thạo và đều nhanh chóng dập tắt được ngọn lửa

Chị em phụ nữ cũng xông pha thực hành

Nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy không phải của riêng ai, việc mỗi người chủ động trau dồi
kiến thức và kỹ năng xử lý khi có các sự cố cháy nổ xảy ra là cách duy
nhất để bảo vệ mạng sống của mình và bảo vệ cho những người xung quanh.