Marketing Khách hàng đòi hỏi những gì trên một website?

Khách hàng đòi hỏi những gì trên một website?

17
1. Công việc kinh doanh của bạn độc đáo ra sao?
Website là một cơ hội “kể chuyện trực tuyến”, do đó, doanh nghiệp hãy trả lời câu hỏi “Tôi là ai?” một cách lôi cuốn nhất, hấp dẫn nhất và chân thành nhất. Do đó, website cần có phần tiểu sử ngắn gọn, đề cập đến những thành tựu, kinh nghiệm chuyên môn và các yếu tố độc đáo giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Nên giải đáp thật tốt câu hỏi mà người tiêu dùng thường nêu “Doanh nghiệp của bạn đặc biệt ở điểm nào? Vì sao tôi phải mua hàng của bạn?”. Đây cũng chính là một điểm nhấn chiến lược mà nhiều website của các doanh nghiệp bị thiếu sót. Hãy thể hiện mọi ý tứ thật ngắn gọn và súc tích.

2. Nắm bắt rõ những gì bạn cung cấp cho khách hàng.

Nhiều website không nêu bật được những gì họ đang kinh doanh, khiến khách hàng khó hiểu. Do đó, hãy xem đấy là một ưu tiên trên trang chủ website khi cung cấp các thông tin tổng quát về sản phẩm hoặc dịch vụ là kết nối đến các thông tin chi tiết trên trang sản phẩm.
Có người lo ngại việc tiết lộ quá nhiều thông tin về hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của họ. Một số khác cho rằng khách hàng chẳng có lý do gì điện thoại đến doanh nghiệp khi họ đã có tất cả thông tin kiếm được từ website.
Vì vậy, hãy thật khéo léo trong việc cân bằng giữa những nhu cầu thông tin cần được đáp ứng để các khách hàng tiềm năng đủ sức đưa ra quyết định khi họ truy cập website. Thông thường, người tiêu dùng sẽ không chủ động liên lạc với công ty nếu chưa nắm bắt hết thông tin về sản phẩm, thay vào đó, họ sẽ tìm đến đối thủ của bạn.

3. Thông tin liên lạc bao gồm số điện thoại và địa chỉ cụ thể.

Đó là điều hiển nhiên, song không ít các doanh nghiệp lại chủ ý phớt lờ địa chỉ chi tiết. Một số ưa thích việc hoạt động kinh doanh toàn bộ trực tuyến và cảm thấy không cần phải đưa thêm thông tin địa chỉ công ty hoặc số điện thoại.
Để xây dựng niềm tin và uy tín cho doanh nghiệp, chẳng những phải nêu rõ địa chỉ và điện thoại, mà còn nên bổ sung bản đồ chỉ cách đến. Có vậy người xem mới cảm thấy dễ chịu hơn và nhận thấy tính hợp pháp của doanh nghiệp.

4. Sự công nhận từ bên thứ ba. Có thể đó là lời nhận xét, phê bình từ khách hàng đã dùng qua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, có thể là danh sách khách hàng, là các trường hợp thực tế, giải thưởng hoặc chứng nhận mà doanh nghiệp đã nhận được hoặc những bài báo có thông tin tích cực.

Khách hàng tương lai rất muốn biết rõ bạn đang kinh doanh với ai, khách hàng hiện tại nói về trải nghiệm của họ cùng bạn ra sao. Danh sách khách hàng đặc biệt quan trọng khi khách hàng của bạn là giới doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng mạng cộng đồng và blog để phục vụ cho tính chất tham khảo.

5. Màng lọc an toàn (Secure Socket Layer – SSL).

Đó là hệ thống mật mã giúp bảo vệ nguồn thông tin cá nhân được hoán đổi giữa khách hàng và website. Nếu bạn sở hữu một website bán hàng trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng thì khách hàng luôn muốn biết liệu các dữ liệu nhạy cảm sẽ được mã hóa ra sao.
Dù bạn đã cài đặt SSL, hãy để khách hàng biết rõ những công cụ bảo vệ bạn chủ động sử dụng. 6Dễ dàng sử dụng và điều chỉnh. Nếu khách hàng không thể tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của bạn, họ sẽ không mua hàng hay chọn lựa dịch vụ mà bạn cung cấp. Do đó, giữ website luôn gọn gàng, nhanh chóng và dễ dàng sử dụng là hết sức cần thiết.

6.Chỉ dẫn rõ ràng về các tiến trình.

Phải giúp khách hàng nắm bắt rõ theo từng bước về những vấn đề quan trọng, chẳng hạn như quá trình đặt mua hàng hóa. Hãy chỉ rõ chỗ nào họ cần nhấp chuột, những gì cần làm tiếp. Ngoài ra, khách hàng còn muốn biết về mức phí vận chuyển và quá trình cần thực hiện để nhận báo cáo vận chuyển. Họ cũng muốn biết làm thế nào để nêu các thắc mắc, than phiền khi có vấn đề nảy sinh.
Bạn có thể sử dụng mục FQA (các thắc mắc thường gặp) để hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn. 8Khả năng đưa ý kiến phản hồi. Hãy khuyến khích khách hàng gửi thông tin phản hồi về sản phẩm và dịch vụ của bạn, về cả quá trình đặt hàng và thông tin trên website nói chung bằng cách giúp họ dễ dàng điền thông tin hoặc đường link gửi email.
Thông qua các ý kiến từ phía khách hàng, có thể bạn sẽ nhận được nhiều mẩu chuyện hay để đăng tải trên website hoặc blog doanh nghiệp.

7. Lời kêu gọi hành động chuẩn xác.

Khách hàng luôn cần những dấu hiệu hoặc các nút nhấn diễn tả cụ thể hành động thực hiện, ví dụ “Mua ngay”, “Đăng ký ngay” hay “Nhấp chuột để tìm hiểu thêm thông tin”. Đấy cũng là cách nhanh nhất để giữ chân các khách hàng đang tỏ ý quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

8. Cá nhân hóa lời chào hàng.

Bằng cách cá nhân hóa việc mua bán với những yếu tố hỗ trợ như quà tặng đặc biệt, khuyến mãi, coupon, bạn có thể chiếm được lòng tin của khách hàng hiệu quả hơn so với đối thủ. Dù đơn giản chỉ là một lá thư cảm ơn hay dịch vụ gói quà miễn phí nhưng chúng vẫn đủ sức lôi kéo người mua hàng quay trở lại.

Theo Entrepreneur