Đào tạo Nghệ thuật quản lý nữ nhân viên

Nghệ thuật quản lý nữ nhân viên

126
Nguồn nhân lực nữ ngày càng có chất lượng và chiếm những vị trí quan trọng trong công ty. Sếp đôi khi quên mất nhân viên tài giỏi của mình là một phụ nữ, dù rõ ràng việc quản lý và điều hành một văn phòng “âm thịnh, dương suy” không là điều đơn giản!

Khó khăn lớn nhất của sếp Việt trong quản trị nhân viên nữ chính là tư tưởng không xem trọng phụ nữ trong công việc. Sếp thường bị ảnh hưởng cách đối xử với con gái, em gái hay vợ trong cách quản lý nhân viên nữ. Không riêng gì sếp, ngay cả nhân viên nữ cũng bị ảnh hưởng lối tư duy truyền thống Á Đông đó. Nhiều nữ nhân viên vẫn còn mang tư tưởng “cam chịu”, “an phận” trong công việc, không phát huy hết năng lực vốn có của mình. Để đội ngũ nhân vien nữ thông minh, năng động phát huy tối đa năng lực, sếp cần có những đối sách hợp lý.

Nữ nhân viên, khác gì nam nhân viên?
Phụ nữ có tư duy và suy nghĩ đặc trưng riêng, thế giới tình càm cũng khác. Nam giới nói chuyện là để lấy thông tin. Phụ nữ nói chuyện đã để tạo dựng và vun đắp mối quan hệ. Nói chuyện, lắng nghe tâm tư tình cảm của nữ nhân viên giúp sếp tạo dựng hình ảnh thân thiện, hình thành sự gắn bó của nhân viên với công ty.
Phụ nữ có lối tư duy phân tích chi tiết, khác với lối tư duy tổng quát của nam giới. Nên khi nhân viên nữ gật đầu là họ đang lắng nghe chứ không phải họ đồng ý. Sếp hãy thận trọng và kiên nhẫn, họ sẽ có những ý kiến phản biện góp ý rất giá trị!
Vì phụ nữ thường nhạy cảm nên những phê bình của sếp cũng nên cẩn trọng, khéo léo. Thường khi phê bình, sếp chỉ nhở đó là một nhân viên mà quên mất đó cũng là một phụ nữ. Phụ nữ chấp nhận phê bình một cách riêng tư và không ở thế đối đầu. Tốt nhất là nên gọi họ vào phòng để trao đổi thẳng thắn về công việc. Nhân viên nữ ngày nay thông minh và độc lập hơn nhiều . Họ sẽ không bao giờ tha thứ cho sếp nếu làm tổn thương lòng tự tôn . Nhiêu sếp thích quát nhân viên trước mặt khách hàng để lấy lòng khách và thị uy. Điều đó chỉ thích hợp với các nền văn hóa kinh doanh Nhật hay Hàn. Ở Việt Nam, tốt nhất sếp nên thay mặt nhân viên nhận lỗi rồi nhẹ nhàng phê bình nhân viên sau. Phụ nữ vốn nặng tình cảm, thấy sếp vì mình chịu trận, lại ân cần chỉ bảo, họ sẽ đổ sức không chỉ để khắc phục lỗi đã gây ra.
Vì phụ nữ sống tình cảm nên nhân viên nữ cũng cần nhiều sự quan tâm nhiều hơn từ sếp, nên đôi khi phải để ý đến những tiểu tiết trong đời sống của họ và giải quyết kịp thời, tránh phát sinh chuyện lớn.
Ngày nay, phụ nữ độc lập và hiện đại hơn. Quà tặng hay sự quan tâm nho nhỏ không còn gây hiểu lầm như trước. Những điều này sẽ giúp sếp tạo sự gắn bó, thoải mái nơi nữ nhân viên. Việc đó lấy của sếp chút ít thời gian nhưng sếp được lợi rất nhiều từ năng suất lao động và sự ổn định của công ty.
Phụ nữ ít bạn thân nhưng thích kết bạn và có nhu cầu chia sẻ. Những hoạt động tập thể sẽ dần hình thành nét văn hóa công ty, tạo nét khác biệt và là chất keo dính gắn kết nhân viên với công ty, là chất xúc tác giúp nhân viên làm việc hiệu quả, tích cực hơn.

Và những phức tạp khi phụ nữ là nhân viên
Dù sao đi nữa thì vẫn không thể quên rằng họ là nhân viên.
Tin vào khả năng, năng lực của nhân viên nữ để giúp họ tự tin phát huy những tố chất tốt đẹp của mình. Tuy nhiên, cũng nên thận trọng khi đánh giá tránh gây hiểu lầm rằng sếp không nhận ra năng lực của họ mà chỉ để ý đến hình thức bên ngoài. Những lời khen về hình thức bên ngoài có khi lại bị nữ nhân viên coi là hành vi quấy rối.
Khi phụ nữ là nhân viên, sếp nên cẩn thận với những tin đồn. Thế giới phụ nữ là cỗ máy sản xuất tin đồn. Thế giới phụ nữ là cỗ máy sản xuất tin đồn. Tỉnh táo và khéo léo xử trí những tin đồn đó sẽ giúp sếp không mất đi nhân viên giỏi lại tạo dựng uy tín trong công ty.
Khi phụ nữ là nhân viên, nhiều sếp không tránh khỏi những phút xao lòng. Có những mối tình đẹp với kết thúc có hậu. Song cũng không ít mối tình gây điều tiếng cho cả hai bên. Vậy nên, nhiều sếp thấy không thể né tránh được bèn dùng chiêu gửi cô ấy đến một công ty khác.
Nhân viên nữ ngày càng chiếm vai trò không thể thay thế trong lực lượng lao động. Họ thông minh, năng động, có năng họ lực không kém nam giới và cần cù, cẩn thận hơn. Quản lý nhân viên nữ cần có những yêu cầu đặc thù riêng. Sếp cần vận dụng kiến thức quản lý, kinh nghiệm và tinh tế trong xử thế để quản lý. Khi lúng túng, sếp có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia về nguồn nhân lực. Gần gũi hơn, có thể tham vấn chuyên gia là phụ nữ thân cận của mình – vợ hoặc em gái. Nhưng đừng quên vợ mình cũng là phụ nữ.

Theo Hàng hiệu