Chiến lược Một doanh nghiệp thành công – Những thói quen thành công

Một doanh nghiệp thành công – Những thói quen thành công

14
Nếu bạn muốn đứng đầu thị trường thì ngay bây giờ hãy phát triển những thói quen sau đây và tận hưởng một chuyến đi như sau:
Lên kế hoạch chu đáo
Yêu cầu đầu tiên cho bất kỳ sự thành công nào trong thương trường là thói quen xây dựng kế hoạch. Nên dùng 20% khoảng thời gian đầu tiên cho việc hoàn tất những dự án để tiết kiệm đến 80% thời gian sau này cho việc đạt đến những mục tiêu đề ra. Tập thói quen hỏi và trả lời những điều sau đây:
Sản phẩm (hoặc dịch vụ) sẽ bày bán là gì?
Ai sẽ là đối tượng khách hàng?
Vì sao khách hàng tìm mua sản phẩm?
Những giá trị nào sẽ được khách hàng xem xét trong sản phẩm?
Những gì khiến sản phẩm (hoặc dịch vụ) của bạn hơn hẳn đối thủ?
Tại sao khách hàng tương lai sẽ không mua hàng của bạn?
Tại sao họ nghĩ đến việc mua hàng của đối thủ mình?
Làm cách nào để thay đổi tình hình đó?
Thuyết phục khách hàng như thế nào để họ quay lại mua hàng của mình?

Trả lời được những câu hỏi trên, bước kế tiếp của việc lên kế hoạch là đặt ra những mục tiêu cụ thể về doanh thu và lợi nhuận. Phải xác nhận chính xác con người, đồng tiền, quảng cáo, tiếp thị, phân phối, quản trị và nhân viên dịch vụ và cơ sở vật chất cần thiết để đến được mục tiêu đó.
Tập tổ chức trước khi bắt đầu
Hãy đảm bảo rằng tất cả đều được tập hợp và sẵn sàng lên đường. Nhớ rằng sự thất bại trong việc không đáp ứng dù mỗi một thành phần quan trọng trong bước đầu cũng đủ sức dẫn đến những thất bại khác trong suốt quá trình kinh doanh.
Tìm đến đúng người
Gần như 95% thành công của bạn được quyết định bởi chất lượng của những người được tuyển dụng để làm việc cùng mình hoặc theo nhóm.

Ủy thác một cách khôn khéo
Cần học cách giao phó đúng trách nhiệm cho đúng người theo đúng cách.
Khi doanh nghiệp phát triển, công việc trở nên quá tải với đội ngũ hạn hẹp nên phải thuê mướn và chia sẻ công việc với những nhân viên mới. Phải biết nhận dạng đâu là hai hoặc ba vai trò thiết yếu cần nắm giữ, còn lại thì chia sẻ cho người khác. Đấy cũng là cách duy nhất để bạn có thể thúc đẩy và nâng cao kỹ năng làm việc đặc biệt của mình.
Kiểm tra những gì bạn mong đợi
Phải thiết lập một hệ thống để xem xét mọi công việc và chắc chắn rằng tất cả đều được tiến hành như dự kiến. Sau khi đã bàn giao công việc cho đúng người theo đúng cách, thì còn phải biết theo dõi mức độ tiến triển của công việc. Giao phó không có nghĩa là thoái vị, bạn vẫn chịu trách nhiệm về kết quả sau cùng.
Cách đơn giản là thiết lập chế độ báo cáo để bạn luôn được thông tin về trạng thái của công việc, đảm bảo rằng những người khác đều biết những gì sẽ phải làm và khi nào và tiêu chuẩn nào.
Đong đo những gì đã được làm
Phải đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể và có thể đo được và cho những điểm số nhất định đối với kết quả thu được. Cũng nên đặt ra những cột mốc thời gian để tránh tình trạng chậm hay lệch chương trình. Tất cả những ai được giao công việc phải biết rõ những mục tiêu mà họ đang hướng đến, bằng cách nào thực hiện thành công và kết quả mỹ mãn ra sao.
Đảm bảo mọi người đều được thông tin đầy đủ
Mọi nhân viên cần biết về tình trạng và hoàn cảnh của công ty. Những nhân vật chủ chốt, tại mọi cấp bậc, cần biết kết quả đã được hoàn thành đến đâu.
Những ai làm việc trong một tổ chức đều muốn biết và hiểu những gì xảy ra chung quanh họ trong mối quan hệ công việc. Bạn càng thông báo chính xác và tỉ mỉ về hoàn cảnh của công ty thì nhân viên càng tỏ ra hạnh phúc hơn và kết quả làm việc chắc hẳn sẽ tốt hơn.

Theo Saga