Chiến lược Còn trẻ, hãy tiết kiệm tiền vi vu đâu đó, đừng phung...

Còn trẻ, hãy tiết kiệm tiền vi vu đâu đó, đừng phung phí tiền mua sắm nữa!

6
Đừng tiêu tiền của bạn vào những đồ dùng, vật dụng. Niềm vui mà chúng đem lại cho bạn chẳng mấy rồi cũng tan biến.


Ảnh minh họa

Ngày qua tháng lại, bạn làm việc cật lực để kiếm tiền. Sau khi trừ đi các chi phí, nhận ra rằng mình còn thừa rất nhiều tiền, bạn lại vắt óc suy nghĩ xem sẽ tiêu tiền như thế nào. Tuy nhiên, khoa học lại chứng mình rằng tiêu tiền quá trớn không phải là cách khiến bạn hạnh phúc hơn.

Nghịch lý của sự sở hữu

Sau khoảng 20 năm nghiên cứu, Tiến sĩ tâm lý Thomas Gilovich tại Đại học Cornell đã đưa ra kết luận đơn giản nhưng mạnh mẽ: Đừng tiêu tiền của bạn vào những đồ dùng, vật dụng. Niềm vui mà chúng đem lại cho bạn chẳng mấy rồi cũng tan biến. Đó là vì:

– Chúng ta sẽ quen dần với những vật dụng mới, rồi niềm vui thích và phấn khởi nhanh chóng trở nên bình thường.

– Mua một thứ mới sẽ dẫn đến mong muốn mới. Rất nhanh thôi chúng ta lại ham muốn mua một món đồ mới khác.

– Cảm giác đua đòi luôn rình rập. Khi mua một chiếc xe mới, bạn sẽ cảm thấy hào hứng, vui mừng cho đến khi nhìn thấy chiếc xe mới hơn, xịn hơn của thằng bạn. Luôn luôn sẽ có một ai đó sở hữu món đồ tốt hơn bạn.

Tiến sĩ Gilovich cho rằng: “Một trong những kẻ thù của hạnh phúc là sự thích nghi. Chúng ta mua những món đồ để khiến bản thân thấy hạnh phúc, và chúng ta đã thành công. Nhưng cũng chỉ là trong chốc lát. Bạn có thể cảm thấy thú vị với món đồ mới, cho đến khi thích ứng với chúng.”

Chúng ra cứ luôn giả định rằng hạnh phúc khi mua một món đồ sẽ kéo dài bên chúng ta mãi. Người ta cho rằng đầu tư vào những thứ có thể nghe, nhìn, cầm, nắm được sẽ mang lại giá trị tốt nhất. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

Điều tuyệt vời từ những trải nghiệm

Gilovich và các nhà nghiên cứu khác nhận thấy rằng trải nghiệm mang lại cho chúng ta niềm hạnh phúc dài lâu hơn. Đó là vì:

Trải nghiệm sẽ trở thành một phần của chúng ta. Ta không sở hữu chúng, nhưng đó là sự tích tụ của tất cả những thứ ta đã thấy, những điều ta làm, những nơi ta đến. Mua một chiếc Apple Watch chẳng thể làm thay đổi con người của bạn nhưng nghỉ việc để đi leo núi chắc chắn có thể.

Có thể bạn thích vật chất và nghĩ chúng sẽ gắn kết với bạn, nhưng thực chất là chúng tách biệt. Ngược lại, trải nghiệm mới thực sự là một phần của bạn. Chúng ta là tổng hòa của những trải nghiệm của chúng ta.

So sánh cũng chẳng ảnh hưởng nhiều. Ta không thể so sánh trải nghiệm theo cách mà ta so sánh vật chất. Rất khó để định lượng giá trị tương đối của hai trải nghiệm, xem điều gì khiến một người hài lòng hơn.

Trải nghiệm là thứ thoáng qua (đây là điều tốt). Bạn đã từng mua thứ gì đó không hề tốt như bạn nghĩ? Một khi đã từng mua, nó sẽ luôn hiện hữu trước mặt bạn, gợi nhắc sự thất vọng trong bạn “Ừ, cũng được nhưng chẳng đáng đống tiền mình bỏ ra thế.” Chúng ta sẽ không nghĩ thế với những trải nghiệm. Thực tế là chúng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, chính là giai đoạn được chúng ta đánh giá cao. Hơn nữa, trải qua thời gian, giá trị ấy sẽ càng tăng cao.

Gilovich và đồng nghiệp không phải là những người duy nhất tin rằng trải nghiệm khiến chúng ta hạnh phúc hơn những món đồ vật chất. Tiến sĩ British Columbia cũng nghiên cứu đề tài này, bà thấy rằng việc mua những món đồ chỉ khiến chúng ta có hạnh phúc tạm thời mà bà gọi đó là “vũng niềm vui”. Nói cách khác, đó là thứ hạnh phúc bốc hơi nhanh chóng và khiến chúng ta ham muốn nhiều thứ hơn. Vật chất không thể tồn tại lâu dài như trải nghiệm, nhưng ký ức sẽ chỉ lưu lại những điều quan trọng nhất.

Theo Trí Thức Trẻ