Chiến lược Tình cảnh bước đường cùng của Toshiba và ánh sáng hy vọng...

Tình cảnh bước đường cùng của Toshiba và ánh sáng hy vọng từ Apple

9
Ông lớn xử Cupertino đang xem xét kế hoạch giúp đỡ Toshiba bằng cách đầu tư vào vi xử lý hiện đang được công ti này rao bán.


Ảnh minh họa

Như đã đưa tin, Apple đang có kế hoạch đầu tư vào Toshiba. Hiện Apple đang có rất nhiều lựa chọn, từ hợp tác với công ti Hon Hai Precision Industry Co. của Đài Loan (công ti sở hữu Foxconn) cho đến bắt tay với các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Ngoài ra, tập đoàn Softbank cũng đang có mong muốn đầu tư vào bộ phận vi xử lý bộ nhớ của Toshiba cùng với một bên thứ ba như Hon Hai hoặc Apple.

Động thái của Apple có thể giúp Toshiba vực dậy từ đống đổ nát vốn là kết quả của thương vụ đầu tư vào bộ phận nghiên cứu hạt nhân của Westinghouse, khiến Toshiba chịu lỗ hàng tỉ USD. Công ti đến từ Nhật Bản buộc phải thu về lợi nhuận từ mảng vi xử lý để có thể bù vào con số tổn thất khổng lồ trên. Tuy nhiên, quá trình đấu giá tìm nhà đầu tư đang gặp phải khá nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, chính phủ Nhật Bản và Mĩ cũng sẽ không đồng thuận nếu Hon Hai kiểm soát hoàn toàn quá trình sản xuất vi xử lý của Toshiba.

Toshiba vừa trả qua một tuần đầy sóng gió. Đầu tiên, công ti 142 năm tuổi này đối mặt nguy cơ phải dừng hoạt động do khoản lỗ quá lớn của thương vụ Westinghouse. Tiếp đến, quá trình rao bán hoạt động sản xuất vi xử lý của công ti có nhiều tiến triển, để rồi tia hi vọng le lói này bị vùi dập khi Western Digital thông báo rằng điều này có thể vi phạm hợp đồng giữa họ và đối tác đến từ Nhật Bản.

“Làm thế nào để tóm tắt tuần vừa qua của Toshiba ? Về mặt tích cực, họ đã thu về lợi nhuận trong quý thứ ba năm ngoái từ mảng sản xuất vi xử lý bộ nhớ, một điều cho thấy rằng họ sẽ có lãi khi rao bán bộ phận này. Mặt còn lại, họ có quá nhiều điểm tiêu cực. Tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu nữa.” – Kazunori Ito, chuyên viên phân tích của Morningstar Investment Services cho biết

Bộ phận sản xuất vi xử lý của Toshiba đang thu về lợi nhuận với mức tăng ổn định và được định giá ở mức 2 đến 3 nghìn tỉ Yen. Các nhà đầu tư triển vọng bao gồm Hon Hai Precision Industry Co, SK Hynix Inc và nhà sản xuất vi xử lý Broadcom Ltd.

Ngay cả khi được nhiều nhà đầu tư chú ý, tình trạng của Toshiba vẫn không hề khá lên. Mảng nghiên cứu và sản xuất thiết bị ứng dụng công nghệ hạt nhân của công ti này, vốn làm giảm giá trị của Toshiba xuống tận 716.6 tỉ Yen, hiện đang là tâm điểm của rất nhiều vụ kiện và đã phải đệ đơn phá sản.

Điều này khiến Toshiba tụt dốc nghiêm trọng trên Sàn Giao dịch Chứng Khoán Tokyo (TSE). Tổ chức này đưa Toshiba trở lại vào danh sách báo động trong thông báo hồi tháng 12 năm ngoái,. Lần đầu tiên Toshiba bị đưa vào danh sách này là từ năm 2008 đến 2014 khi TSE phát hiện rằng Toshiba đã gian lận trong các báo cáo thu nhập. Nếu bản báo cáo quản lý được Toshiba nộp vào tháng 3 cho TSE không được chấp thuận, công ti này sẽ không còn được niêm yết trên Sản Giao Dịch Tokyo.

Vào giữa tuần trước, Steve Milligan, CEO của Western Digital gửi tới Hội đồng quản trị của Toshiba một bức thư, bày tỏ mối quan ngại về việc thương vụ bán lại bộ phân sản xuất vi xử lý bộ nhớ của công ti này có thể sẽ vi phạm các hợp đồng mà hai bên đã kí kết. Milligan đề xuất rằng cả hai bên nên đàm phán kĩ lưỡng trước khi công ti Nhật Bản đưa ra quyết định về vấn đề trên.

Giá cổ phiếu của Toshiba giảm 8.1% tại thị trường chứng khoán Tokyo, tính đến thời điểm thứ 6 vừa qua và đã có dấu hiệu dừng lại sau khi đài phát thanh NHK của Nhật Bản công bố kế hoạch của Apple. Hiện tại, giá một cổ phiếu của Toshiba đang ở mức 198.7 Yen, giảm 30% trong năm nay.

“Giá cổ phiếu của Toshiba chính là một sự đánh giá công bằng và hợp lý về giá trị của công ti này nếu không đặt bộ phân phát triển và sản xuất vi xử lý bộ nhớ lên bàn cân. Điều này cũng chỉ chính xác khi Toshiba không bị loại khỏi TSE và không phá sản.” – Kanzunori Ito nhận xét

Theo Trí Thức Trẻ