Chiến lược Nhượng quyền cũng phải có phương pháp

Nhượng quyền cũng phải có phương pháp

63
Bạn đang chuẩn bị kế hoạch kinh doanh bằng phương pháp nhượng quyền thương mại (franchise)? Làm theo 6 bước sau đây bạn sẽ quyết định được thương hiệu nào tốt nhất cho sự lựa chọn của bạn.
Bước đầu tiên là tìm kiếm một hệ thống nhượng quyền tốt và quyết định xem liệu bạn muốn gì trong “phi vụ” đầu tư này và trình độ chuyên môn mà bạn cần có từ đơn vị nhượng quyền – đối tượng chính góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh của bạn. Điều này bao gồm việc bạn phải liệt kê danh sách những mục tiêu của bạn, sau đó phân loại thành 2 danh sách “muốn có” và “phải có”.
Đơn vị nhượng quyền có thể ổn, sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, khách hàng tiềm năng, mô hình kinh doanh linh hoạt và bạn cảm thấy bạn phù hợp. Tuy nhiên, nếu cơ hội nhượng quyền không mang lại cho bạn những kết quả mong muốn ở mức độ cao nhất có thể thì đó sẽ là một sự lựa chọn nhượng quyền sai lầm của bạn.
Dưới đây là 6 bước nghiên cứu và so sánh cơ hội nhượng quyền của các đơn vị để đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu “muốn có” và “phải có” của bạn. Tiêu chuẩn mà bạn sử dụng để so sánh đó là khả năng đáp ứng nhu cầu cần có của bạn.
Bước 1: Phỏng vấn ban đầu
Bước đầu tiên, phỏng vấn và trình bày sơ bộ về “phi vụ” nhượng quyền thương hiệu hầu như thường được xúc tiến qua điện thoại và thỉnh thoảng có thể trực tiếp với người đại diện kinh doanh bên đơn vị nhượng quyền. Đây được xem là bước “làm quen”, bạn sẽ cho người đại diện đơn vị nhượng quyền biết bạn là ai, bạn đã thành công như thế nào và những mục tiêu mà bạn đang tìm kiếm. Ngược lại, đại diện đơn vị nhượng quyền thương hiệu cũng sẽ cho bạn biết họ là ai, những cơ hội nhượng quyền thương hiệu hấp dẫn như thế nào và những đối tác nào đã thành công trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu của họ. Cả 2 bên sẽ bắt đầu tiến trình xem xét liệu khả năng và điều kiện của 2 bên có đáp ứng được yêu cầu thành công cho hoạt động nhượng quyền hay không.

Bước 2: Trình độ chuyên môn
Ở giai đoạn này, đơn vị nhượng quyền sẽ thu thập và cung cấp cho bạn chi tiết cụ thể hơn, bao gồm cả khả năng tài chính của bạn có đủ để triển khai cơ hội kinh doanh này không. Mục đích là để quyết định xem liệu bạn có phù hợp với quan điểm của họ không. Bước này cũng có thể được tiến hành qua điện thoại hoặc trực tiếp nếu bên đơn vị nhượng quyền có đại diện kinh doanh ở địa phương của bạn. Nếu bạn mang đến không khí buổi gặp mặt với người đại diện đơn vị nhượng quyền thương hiệu thật cởi mở và chân thật thì có thể sẽ dễ dàng thuyết phục được anh ấy (cô ấy) để nhận ra tiềm năng cũng như sự phù hợp của bạn trong việc ký kết hợp đồng, giành chiến thắng tương lai.

Bước 3: FDD và Hợp đồng nhượng quyền
Hầu hết khách hàng ở giai đoạn này sẽ tiến hành nghiên cứu những điều khoản và điều kiện của bản tài liệu ban đầu về các nguyên tắc chung của hợp đồng nhượng quyền, hiện được gọi là FDD ((Franchise Disclosure Document) và chắc rằng bạn – bên được nhượng quyền và đơn vị nhượng quyền đều đồng ý với các điểm chính của hợp đồng. FDD là một bản tài liệu sơ bộ mà bên nhượng quyền phải cung cấp cho các ứng cử viên nhượng quyền thương mại. Một số nơi có thể yêu cầu thông tin bổ sung trong FDD.
Có 2 cách để xem xét 1 FDD. Đầu tiên là đứng ở góc độ kinh doanh. Nội dung bản tài liệu có ấn tượng không? Những điều khoản trong hợp đồng có phù hợp không? Thứ 2, đó là đứng ở góc độ pháp luật. Bạn có thể cần đến luật sư để xem xét bản FDD này, do đó bước thu thập thông tin và dữ liệu cũng có thể tốn kém những khoản không cần thiết. Tuy nhiên, một khi bạn đã cảm thấy phù hợp với điều kiện bên đơn vị nhượng quyền, phải xem xét đến tình trạng pháp lý của nó là điều hết sức quan trọng.
Ngoài ra, đây là thời điểm quan trọng để bạn tỉnh táo đánh giá liệu những điều khoản, cam kết đã thực sự hợp lý và đáp ứng yêu cầu của bạn chưa và bạn có sẵn sàng để thực hiện những điều khoản này. Nếu vì bất cứ lý do gì mà hợp đồng nhượng quyền có một hoặc vài điều khoản bạn không thể chấp nhận được, hãy kết thúc quá trình thương thảo tại đây. Còn nếu bạn có thể chấp nhận hết mọi điều khoản, hãy tiến hành bước tiếp theo.
Bước 4: Nghiên cứu các bên được nhượng quyền
Một khi bạn đã quyết định đến bước này, thì đây đã đến lúc bạn phỏng vấn đơn vị nhượng quyền, thu thập thông tin, so sánh thông tin bạn nhận được từ đơn vị nhượng quyền với những bên nhận nhượng quyền khác để quyết định liệu bạn có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra ở khả năng cao nhất hay không.
Thực tế, đây là giai đoạn thu thập thông tin và nghiên cứu sâu hơn. Là lúc bạn kiểm tra tính xác thực của hệ thống đơn vị nhượng quyền để quyết định xem đơn vị nhượng quyền có khả năng và mô hình kinh doanh lợi nhuận lâu dài hay không. Nếu đơn vị nhượng quyền đáp ứng được mục tiêu của bạn, không gì khác hơn là bạn nên chuyển sang đầu tư vào tư vấn chuyên môn. Bạn cần có một luật sư nhượng quyền thương mại để xem xét FDD của bạn và một kế toán để lên kế hoạch kinh doanh của bạn.
Trao chìa khóa, nhận thành công

Bước 5: Tham quan văn phòng của đơn vị nhượng quyền
Đừng bao giờ hợp tác kinh doanh với người mà bạn chưa gặp mặt. Nhượng quyền thương hiệu tốt nhất thể hiện ở mối quan hệ cá nhân. Bạn đang ủy thác những giấc mơ và cả nguồn vốn của bạn đến lãnh đạo của bên nhượng quyền. Quyết định sẽ được đưa ra cũng phần nào chịu tác động từ việc xem xét liệu những mục tiêu cá nhân của bạn có được đáp ứng. Hãy đến văn phòng của đơn vị nhượng quyền, gặp trực tiếp người chịu trách nhiệm quyết định hợp tác, bắt tay, nhìn thẳng vào mắt họ và đưa ra những câu hỏi khó để phỏng vấn họ. Bạn đã đánh giá được mô hình kinh doanh của đơn vị nhượng quyền là đáng tin cậy, có thể đáp ứng mục tiêu của bạn thì bây giờ là lúc bạn đánh giá độ tín nhiệm cá nhân của lãnh đạo đơn vị nhượng quyền.

Bước 6: Quyết định Yes/No
Là thời điểm để bạn đưa ra quyết định cuối cùng về con đường kinh doanh mà bạn sẽ chọn.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp