Chiến lược Cuộc chiến giữa Uber và Google có thể là ‘khởi nguồn của...

Cuộc chiến giữa Uber và Google có thể là ‘khởi nguồn của ngành kinh doanh sinh lời nhiều nhất’ trong lịch sử làng công nghệ

6
Các tranh chấp đã nổ ra khi Google cáo buộc Uber ăn cắp bí mật thương mại, các tài sản trí tuệ, cũng như vi phạm về bằng sáng chế liên quan đến hệ thống xe tự lái của họ.


Ảnh minh họa

Waymo – một công ty kinh doanh mảng ô tô tự lái, có thể gọi là công ty “con” của Google, đã hầu tòa cùng Uber vì cho rằng Uber đang sử dụng công nghệ Lidar của mình vào mảng kinh doanh.

Dưới đây là tóm tắt những gì chúng ta cần biết về vụ lùm xùm mới nhất này của Google,

Từ tháng 2…

Các tranh chấp đã nổ ra khi Waymo cáo buộc Uber ăn cắp bí mật thương mại và các tài sản trí tuệ của họ và vi phạm về bằng sáng chế liên quan đến hệ thống Lidar.

Được biết, Lidar là phần công nghệ cực kì quan trọng trong xe ô tô tự lái, cho phép các sản phẩm này quan sát những vật thể xuất hiện trên đường. Một mảng công nghệ quan trọng như vậy, ắt hẳn rất hấp dẫn và cạnh tranh. Nhiều công ty công nghệ cao cũng đã cố gắng nghiên cứu để tự mình phát triển hệ thống này nhằm “lấy tiếng” trong giới công nghệ xe tự lái.

Đó cũng là phần chính trong vụ kiện tụng khá lớn giữa Google và Uber. Cụ thể hơn, sự việc xảy ra vào năm 2015 khi cựu kĩ sư Anthony Levandowski rời Waymo và mang theo tập tin chứa 9.7 GB dữ liệu được cho là thông tin về công nghệ Lidar trên xe tự lái.

Đáng nói là vào đầu năm 2016, Anthony tự lập nên Otto, một startup về xe tải tự lái đã được Uber mua lại chỉ sau 6 tháng hoạt động. Anthony ngay lập tức trở thành người đứng đầu trong mảng xe tự lái tại Uber.

Mọi việc tiếp tục đi xa hơn khi có một nhà cung cấp của Uber hoặc Otto gửi một email đến cho Waymo để trao đổi về công nghệ Lidar nói trên.

Chỉ 2 tuần sau, Waymo đã nộp đơn kiện Uber về việc “ăn cắp” bí mật thương mại và tài sản trí tuệ hoặc vi phạm về bằng sáng chế trong việc phát triển các phương tiện tự lái xe của họ.

Spider & Fuji

Tiếp đó, Uber quả quyết rằng họ chỉ đang thiết kế Lidar có tên Fuji, sản phẩm đã được nghiên cứu từ lâu bởi một kĩ sử ở Pittsburgh và hoàn toàn không dính líu gì đến các sở hữu trí tuệ của Waymo.

Tuy nhiên, Waymo đã thẳng thừng tuyên bố rằng, Uber còn tham gia vào một mẫu Lidar khác có tên Spider, một sản phẩm đã từng được Anthony “góp ý” vào giai đoạn sau khi ông rời Waymo và trước khi gia nhập Uber.

Các chuyên gia phía Waymo nhận thấy mẫu Spider có những điểm tương đồng với mẫu Lidar mà họ đang thiết kế để luận tội Uber. Ngược lại, Uber cũng đáp trả lại khi cho rằng những mẫu thử không hoạt động thì không thể kết tội vi phạm bằng sáng chế.

Chứng cứ “thép” từ Waymo

Cốt lỗi của vụ việc vẫn là Waymo không hài lòng khi “người cũ” của họ giúp một công ty khác nhảy cóc bằng cách sao chép các mẫu thiết kế.

“Đó là những điều không thể đền bù được mà Waymo chúng tôi tìm cách ngăn chặn”, phía Waymo rất quả quyết trình bày trong hồ sơ.

Đây là điều dễ hiểu, khi thị trường này còn đang là một mảnh đất quá màu mỡ cho các hãng công nghệ, bất kì một công ty nào có bước nhảy vọt trước đều có thể dành lợi thế rất lớn.

Google cho biết, họ có những bằng chứng chỉ ra rằng Anthony đã tải các tập tin xuống từ tháng 10, thời điểm Waymo còn dưới sự quản lý trực tiếp từ họ.

Uber đáp trả rằng vụ việc này chỉ nên có mặt một mình Google là bên đưa kiện vì thời điểm đó Waymo còn chưa xuất hiện, cũng như lí do rằng Google đang chèn ép Anthony vì khi đó ông còn đang có hợp đồng lao động nên có thể sử dụng tài nguyên của công ty.

Tuy nhiên, Waymo còn “cao tay” hơn khi cho biết, họ đã giữ các chứng cứ cho đến khi Uber đã sử dụng công nghệ của họ vào các mẫu Lidar rồi mới đâm đơn kiện, chứ không phải khi Uber mới đang cầm trong tay.

Theo trí thức trẻ