Kiến thức quản trị “Chân dung” 7 ông trùm đứng sau mọi sản phẩm làm đẹp...

“Chân dung” 7 ông trùm đứng sau mọi sản phẩm làm đẹp trên thế giới

28
Hóa ra 182 thương hiệu làm đẹp trên thế giới, đều thuộc vào sự kiểm soát của 7 tập đoàn khổng lồ. Ví dụ như thương hiệu Avene đến từ Pháp thực chất lại của Shiseido – công ty mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản.


Ảnh minh họa

Là người tiêu dùng, chúng ta thường muốn đưa ra những quyết định có tính cá nhân, đặc biệt là đối với các sản phẩm làm đẹp .

7 ông trùm mỹ phẩm thế giới bao gồm: Estée Lauder Companies, L’Oréal, Unilever, Procter và Gamble, Shiseido, Johnson & Johnson và Coty. Họ đang kiểm soát mọi sản phẩm làm đẹp mà con người sử dụng mỗi ngày trên thế giới và thu về hàng tỷ USD doanh thu mỗi năm. Họ cũng chính là người kiểm soát quảng cáo và cách mà chúng ta nghĩ về làm đẹp mỗi ngày.

Hãy cùng xem mối quan hệ giữa các thương hiệu làm đẹp trên thế giới thú vị như thế nào nhé!

1.Estée Lauder

Estée Lauder Companies là nhà sản xuất, nhà phân bổ các sản phẩm nước hoa, chăm sóc da, trang điểm và chăm sóc tóc của Mỹ. Tập đoàn này sở hữu một danh mục bao gồm 24 thương hiệu làm đẹp phân bổ nhiều nơi trên thế giới thông qua các kênh bán lẻ, thương mại điện tử. Trụ sở chính của tập đoàn này nằm ở Manhattan, New York City.

Trên thị trường làm đẹp, Estée Lauder và Clinique đều là hai cái tên đắt đỏ, nhưng không ngờ rằng Clinique lại thuộc sự kiểm soát của Estée Lauder. Ngoài ra Estée Lauder còn sở hữu Aveda, Bobbi Brown, La Mer và MAC Cosmetics.

Ngoài ra, Estée Lauder Companies cũng sở hữu dòng nước hoa và trang điểm của một số hãng thời trang nổi tiếng như Donna Karan, Michael Kors, Tom Ford, Tommy Hilfiger và Tory Burch.

Theo Beauty Packaging, năm 2016 toàn bộ các công ty và cổ phần nắm giữ của Estée Lauder Companies thu về 11,3 tỷ USD.

2.L’Oréal

L’Oréal S.A. là một tập đoàn mỹ phẩm có văn phòng đăng ký tại Paris, Pháp. Đây là tập đoàn mỹ phẩm lớn nhất trên thế giới và là tập đoàn duy nhất trên thế giới kiên quyết hoạt động duy nhất trong ngành mỹ phẩm. Các sản phẩm của L’Oréal bao gồm thuốc nhuộm tóc, dưỡng da, chống nắng, trang điểm, nước hoa, chăm sóc tóc.

L’Oréal là 1 trong 7 ông trùm nắm nhiều thương hiệu làm đẹp nhất trên thế giới trong đó có cả những cái tên sừng sỏ như Lancôme, Maybelline, Urban Decay, Garner, Essie và The Body Shop.

Tập đoàn này cũng sở hữu những thương hiệu chăm sóc da và tóc đắt đỏ như Pureology, La Roche-Posay, và SkinCeuticals.

Theo Beauty Packaging, năm 2016 tập đoàn này kiếm được 27,6 tỷ USD từ doanh thu trong ngành làm đẹp của mình.

3.Unilever

Unilever có tổng cộng 38 thương hiệu làm đẹp phụ và rất nhiều trong số đó thường xuyên được bán tại các cửa hàng thuốc của Mỹ như Nexxus, Ponds, TIGI, Dove, Vaseline và Lever 2000.

Unilever cũng có một vài thương hiệu phổ biến khác bên ngoài Mỹ bao gồm Fair & Lovely được bán chủ yếu ở Ấn Độ.

Theo Beauty Packaging, năm 2016 Unilever thu về khoảng 58,2 tỷ USD trong đó 22,3 tỷ USD đến từ doanh thu làm đẹp.

4.P&G

Procter & Gamble có tổng cộng 9 thương hiệu làm đẹp với trọng tâm chính là các thương hiệu lớn trong đó có Head & Shoulders, Herbal Essences, Olay và Gillette.

Tập đoàn này kiếm được khoảng 76 tỷ USD từ doanh thu bán hàng năm 2016, trong đó 18 tỷ USD đến từ làm đẹp. Năm ngoái, tập đoàn này cũng bán nhiều thương hiệu làm đẹp cho Coty.

5.Coty

Coty là một nhà dẫn đầu mới trong ngành bán lẻ với tổng cộng 33 thương hiệu. Sau khi mua lại nhiều thương hiệu từ P&G, Coty đang nắm giữ rất nhiều cái tên lớn như OPI, Rimmel, Covergirl, Adidas, Playboy.

Tập Đoàn Coty có trụ sở ở New York và được thành lập ở Paris. Coty là một trong những tập đoàn đầu tiên tham gia vào thị trường nước hoa và hiện nay cũng là nhà sản xuất nước hoa số 1 trên thế giới.

Những thương hiệu quyền lực của tập đoàn này bao gồm Calvin Klein (nước hoa và mỹ phẩm), Chloe (nước hoa), Davidoff (nước hoa), Marc Jacobs (nước hoa), Philosophy (làm đẹp), Adidas (nước hoa và làm đẹp).

Theo Beauty Packagin, năm 2016 Coty thu về khoảng 4,3 tỷ USD doanh thu từ mảng làm đẹp.

6.Shiseido

Shiseido – nhà sản xuất mỹ phẩm lớn nhất Nhật Bản – có khoảng 30 thương hiệu làm đẹp, trong đó bao gồm cả một số thương hiệu trang điểm như bareMinerals, Nars, và Laura Mercier.

Phần lớn đều là những thương hiệu không được công nhận ở Mỹ, bao gồm các thương hiệu Nhật Bản như Majolica Majorca, Ettusais, Maquillage và Aqua Label.

Theo Beauty Packaging, tập đoàn mỹ phẩm Nhật Bản này kiếm được 6,3 tỷ USD trong năm 2016.

7.Johnson & Johnson

Và cuối cùng là Johnson & Johnson – ông trùm cuối cùng trong danh sách – sở hữu 9 thương hiệu làm đẹp, bao gồm Aveeno, Neutrogena, Clean and Clear, RoC và một vài nhãn hiệu khác. Tuy nhiên điều đó không làm mất đi sự đồ sộ của ông trùm làm đẹp này.

Theo Beauty Packaging, chỉ tính riêng mảng chăm sóc da, tập đoàn này thu về 7,1 tỷ USD doanh thu trong năm 2016.

Theo trí thức trẻ