Kiến thức quản trị Chuyện con gà trống hợm hĩnh và bài học cho những người...

Chuyện con gà trống hợm hĩnh và bài học cho những người làm sếp: Nếu không có năng lực thật sự thì đừng “ba hoa khoác lác” với nhân viên

51
Là lãnh đạo, nhưng bạn cũng là con người bình thường như bao người khác, sẽ có những thứ mà bạn không biết hoặc không giỏi. Điều đó không quan trọng bằng việc bạn là một người “biết mình biết ta”, biết khi nào nên tiến và khi nào nên lùi.


Ảnh minh họa

Trong khu rừng nọ có một con gà trống và một đàn vịt. Do to khỏe lại có tiếng gáy vang xa nên gà trống được bầu làm “thủ lĩnh” của lũ vịt, rất có tiếng nói. Một hôm gà trống bay lên đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời.

– Anh đang ngắm bầu trời đấy à? – Vịt thấy thế liền hỏi.

– Bầu trời là cái thá gì đối với ta cơ chứ! – Gà trống đáp lại và rướn cao đầu hơn – Một khoảng không gian ngu xuẩn chất đầy hành tinh đến nỗi không còn chen vào đâu được. Một sự luân phiên nhàm chán giữa ngày và đêm. Tất cả những cái đó đã quá quen thuộc rồi.

– Thế mà từ lâu em không biết anh là một người thú vị đến thế ! Anh có những ý tưởng mới cao siêu làm sao! – Vịt thốt lên.

– Ta giang đôi cánh của mình. Ta có thể bay cao hơn cả bầu trời, sẽ thách thức với tất cả các hành tinh và rồi bí ẩn nhưng kiêu hãnh, ta sẽ quay trở về với biển xanh khôn cùng…

Đang “ba hoa khoác lác” với Vịt, bỗng nhiên gà trống chóng mặt mất thăng bằng, và ngã nhào xuống vũng nước. Vừa tức giận vừa mất mặt, Gà Trống chợt nhìn thấy một chú giun, gà trống liền mổ và nuốt chửng luôn con giun.

Chứng kiến cảnh tượng, Vịt lẩm bẩm: “Cũng chẳng khác gì những con gà khác, kết cục vẫn chỉ là ăn giun chứ không mạnh mẽ phi thường gì”.

Có thể nói, ý nghĩa của câu chuyện không chỉ dừng lại ở những bài học răn đe trong cuộc sống, mà đó còn là bài học trong kinh doanh. Để trở thành một người sếp giỏi, nhân viên nể phục và lắng nghe không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Là lãnh đạo, nhưng bạn cũng là con người bình thường như bao người khác, sẽ có những thứ mà bạn không biết hoặc không giỏi. Điều đó không quan trọng bằng việc bạn là một người “biết mình biết ta”, biết khi nào nên tiến và khi nào nên lùi.

Hãy hạn chế những sai lầm không đáng có và đừng để nhân viên tỏ ra không phục chỉ vì họ thấy bạn không có năng lực thật sự nhưng lại “ba hoa khoác lác”. Hãy là hình mẫu lãnh đạo lý tưởng của chính bạn và của toàn bộ đội ngũ nhân viên. Bạn sẽ dễ dàng lấy được sự tin tưởng, tôn trọng và trung thành từ phía họ.

Bạn hãy tự đặt ra câu hỏi cho riêng mình “Liệu nhân viên đã thực sự nhìn mình với ánh mắt tôn trọng, nể phục nhưng vẫn có sự thân thiện, gần gũi chưa?”. Nếu câu trả lời là “Có”, có nghĩa là bạn đã là người lãnh đạo tốt, còn nếu không, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa để xây dựng hình ảnh tốt cho bản thân.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thấy những lời khuyên trung thực,thẳng thắn, những góp ý, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là một phương châm động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Đó là cách tốt nhất phá bỏ rào cản giữa cấp trên và cấp dưới và có thêm động lực cho nhân viên làm việc, hơn nữa họ cảm nhận được sự tôn trọng.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế