Kiến thức quản trị Khoa học lý giải vì sao người thành công không bao giờ...

Khoa học lý giải vì sao người thành công không bao giờ cố làm nhiều việc cùng lúc?

26
Các nhà khoa học cho rằng, con người chỉ nên tập trung làm một việc, càng đa nhiệm hiệu quả công việc càng tệ đi…


Ảnh minh họa

Có lầm tưởng cho rằng, chúng ta chỉ dùng 10% não, 90% còn lại luôn nằm trong trạng thái nhàn rỗi. Lợi dụng thông tin này, những kẻ vụ lợi cam kết giúp con người khai mở tiềm năng đó – thông qua các phương pháp liên quan tới thần kinh học.

Nhưng thực tế, tất cả bọn họ chỉ trực chờ moi ví tiền của bạn…

2/3 dân số và gần một nửa số giảng viên khoa học tin tưởng vào con số 10% này.

Vào thập niên 1890, William James – cha đẻ của bộ môn tâm lý học tại Mỹ nói rằng: “Hầu hết chúng ta không dùng hết tiềm năng trí não của mình”.

Tuy nhiên, nên hiểu là James có ý nói đến các thách thức, chứ không phải bản báo cáo về khả năng sử dụng não bộ. Và người ta đã hiểu sai câu nói của ông.

Trong một khoảng thời gian dài, các nhà khoa học cũng không thể tìm ra chức năng của thùy não lớn trước trán, hay những vùng rộng của thùy đỉnh. Họ cho rằng, tổn thương ở các vùng này hầu như không ảnh hưởng tới cảm giác, cũng như khả năng vận động của con người.

Do đó, các nhà khoa học đã vội kết luận, chúng không có chức năng gì hết. Hàng thập kỉ qua, các vùng não này bị gọi là “vùng im lặng” – với những chức năng khá mơ hồ.

Chúng ta chỉ biết rằng, các cơ quan này rất quan trọng đối với khả năng điều hành và thống nhất. Không có chúng, chúng ta khó lòng trở thành “con người”.

Chúng là then chốt trong suy luận trừu tượng, lên kế hoạch, ra quyết định và thích nghi linh hoạt với các hoàn cảnh sống.

Trên thực tế, quan niệm cho rằng 9/10 não bộ không hoạt động trong hộp sọ sẽ thật ngớ ngẩn nếu ta tính ra năng lượng mà bộ não sử dụng.

Não loài gặm nhấm và loài chó tiêu thụ 5% tổng năng lượng của cơ thể. Não khỉ thì dùng 10%, và não của người thông minh chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, nhưng tiêu thụ đến 20% lượng Glucose hàng ngày. Thậm chí, ở trẻ em, con số này là 50%, và ở trẻ sơ sinh là 60%.

Điều này vượt xa dự đoán khi so sánh kích thước của não bộ với tỉ lệ trọng lượng của não với cơ thể. Não người trưởng thành nặng 1,5 kg, não voi 5 kg, não cá voi là 9 kg.

Nhưng trên cùng trọng lượng não, não người chứa nhiều nơ-ron thần kinh hơn bất kì giống loài nào khác. Chính sự dày đặc này khiến chúng ta trở nên thông minh hơn.

Ở đây có sự đánh đổi giữa kích thước cơ thể và số lượng nơ-ron mà loài linh trưởng, bao gồm cả con người có thể duy trì. Một con khỉ 25 kg sẽ phải ăn 8 giờ/ngày để duy trì bộ não với 53 tỷ nơ-ron.

Việc phát minh ra cách nấu ăn 1.500.000 trước đã cho chúng ta một lợi thế to lớn. Thức ăn nấu chín được làm mềm và dễ hấp thụ hơn trước khi vào cơ thể. Ruột sẽ dễ dàng hấp thụ năng lượng hơn. Nấu ăn giúp giảm thời gian và cung cấp nhiều năng lượng hơn là ăn sống. Nhờ đó, ta có thể duy trì não bộ với 86 triệu nơ-ron dày đặc, nhiều hơn 46% so với loài khỉ.

Cụ thể, các hoạt động duy trì diễn ra như sau:

Một nửa lượng calo mà não tiêu thụ đơn giản dùng để giữ cho cấu trúc được nguyên vẹn bằng cách bơm ion Kali và Natri qua màng não để duy trì nạp điện. Để làm điều này, não phải tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Nó tiêu thụ đến 3,4 x 10^21 phân tử ATP mỗi phút.

ATP giống như than trong lò nung của cơ thể, tiêu tốn nhiều năng lượng để duy trì trạng thái nghỉ ngơi của tất cả 86 triệu nơ-ron. Nghĩa là chỉ còn rất ít năng lượng để truyền tín hiệu đến các trục và khớp thần kinh, mà việc phóng điện của dây thần kinh là nguyên nhân.

Dù chỉ một phần nhỏ các nơ-ron phóng điện tại một vùng não cùng lúc, năng lượng để tạo ra các xung điện trên toàn não bộ sẽ không còn ổn định. Đây là cách mà não dùng năng lượng hiệu quả.

Hãy xem chỉ một tỉ lệ nhỏ các tế bào phát tín hiệu cùng lúc, được gọi là mã hóa rải rác, sử dụng ít năng lượng nhất, nhưng truyền nhiều thông tin nhất.

Vì số lượng tín hiệu nhỏ, nhưng có hàng ngàn đường truyền qua đó để phân bổ chúng. Nhược điểm của mã hóa rải rác với số lượng nơ-ron khổng lồ là sự tiêu tốn. Tệ hơn, nếu phần lớn tế bào không bao giờ phóng điện, sẽ trở nên thừa thãi và quy luật tiến hóa lẽ ra đã loại bỏ chúng từ lâu.

Giải pháp là tìm ra số lượng tế bào tối ưu nhất, mà não có thể kích hoạt cùng lúc. Để đạt hiệu quả tối đa, từ 1% đến 16% tế bào nên được kích hoạt cùng một thời điểm bất kỳ.

Đây chính là giới hạn năng lượng mà chúng ta phải chấp nhận, để có thể nhận thức tất cả. Nhu cầu phải tiết kiệm năng lượng là lý do mà hầu hết các chức năng của não phải diễn ra bên ngoài nhận thức.

Vì thế, làm nhiều việc cùng lúc thực sự không có lợi cho bạn. Đơn giản là ta thiếu năng lượng làm 2 việc cùng lúc, chưa nói đến 4 hay 5 đầu việc. Ngay cả khi cố thử, chúng ta sẽ làm từng việc tệ hơn, so với khi tập trung làm một việc.

Nhìn chung, các con số đều chống lại chúng ta. Não người đã đủ thông minh và mạnh mẽ, mạnh mẽ tới nỗi cần rất nhiều năng lượng để duy trì sức mạnh. Và rất thông minh, nên não tiêu thụ năng lượng rất hiệu quả

Vì thế, đừng để sai lệch khiến bạn thấy có lỗi về bộ não tưởng như lười biếng của mình. Dằn vặt chỉ lãng phí thêm năng lượng mà thôi. Cuối cùng thì, bạn không thấy dại dột khi lãng phí năng lượng trí não sao? Bạn có hàng tỉ nơ-ron mạnh mẽ và háu ăn cần duy trì. Vậy hãy làm ngay thôi!

Theo trí thức trẻ