Chiến lược Bí quyết lập nghiệp của 2 người đàn ông giàu nhất thế...

Bí quyết lập nghiệp của 2 người đàn ông giàu nhất thế giới: Phải chịu vung tay thì mới kiếm được tiền

5
Chủ sở hữu của các công ty tư nhân có thể không phải chú ý đến mùa cao điểm của các mặt hàng kinh doanh, nhưng nhất định phải chú ý đến một bài học lớn từ một số công ty lớn: Chi tiền như thế nào để tiền đẻ ra tiền?


Ảnh minh họa

Những cổ đông trong một số tập đoàn lớn như Netflix, Amazon, Salesforce và Tesla thường khiếu nại trong cuộc họp hàng quý rằng, công ty không hề sinh lợi nhuận trong quý đó. Tuy nhiên, việc bỏ tiền đầu tư mà không có lãi này chỉ là một phần của kế hoạch phát triển công ty, nhất là những công ty mới. Một số công ty có khả năng quay trở lại thị trường với nhiều vốn hơn, giống như tỷ phú Elon Musk đã làm nhiều lần. Nhiều công ty công nghệ cũng có các cổ đông với thể chế dài hạn, những người tin tưởng vào kế hoạch lớn của CEO và sẵn sàng vượt qua những thăng trầm trong tài chính hàng quý.

Amazon và Tesla là hai trong những công ty công nghệ lâu năm và rất nổi tiếng trong ngành. Cả 2 công ty đều trải qua những biến cố nhất định về lợi nhuận nhưng họ vẫn không hề lo lắng. Ông chủ của 2 tập đoàn, Jeff Bezos và Elon Musk, cho rằng, việc mất tiền là một con đường nhất định sẽ dẫn đến thành công và họ sẽ tiếp tục hợp tác với các công ty tiềm năng mà không quá quan tâm đến lợi nhuận. Dưới đây là 5 cách chi tiền đã giúp tạo ra các đế chế tỷ phú cho những người như Jeff Bezos và Elon Musk.

1. Đầu tư sớm để củng cố vị thế trên thị trường

Bài học này áp dụng chủ yếu cho các công ty công nghệ và phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là Facebook và Google (bây giờ là Alphabet). Đó là ý tưởng quản lý quen thuộc được biết đến như là “ưu thế người tiên phong”, bắt nguồn từ cơn sốt vàng về internet cuối những năm 1990.

Facebook trở thành trang mạng xã hội có mức độ phủ sóng toàn cầu vì nhiều lý do, nhưng yếu tố quan trọng nhất là công ty đã tung ra thị trường sớm và thu hút đủ vốn để có cơ hội đầu tư vào các sản phẩm công nghệ mới để phục vụ hàng triệu người. Theo đó, cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự tăng trưởng liên tục và mở rộng khi nhu cầu đầu tư mới suy giảm hoặc giảm đáng kể vì doanh nghiệp lúc này đã lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, Amazon đã làm theo một cách khác: bất cứ khi nào họ có tiềm năng kiếm được nhiều tiền, giám đốc điều hành Jeff Bezos sẽ giảm giá hoặc gia nhập vào các doanh nghiệp mới, đẩy mạnh sự tăng trưởng hơn nữa để đạt được lợi nhuận ngắn hạn, như ông đã tuyên bố trong lá thư đầu tiên của mình với cổ đông Amazon vào năm 1997.

2. Vay vốn để đầu tư sẽ tạo ra những cơ hội sau này

Netflix đã từng phải chịu những tổn thất nặng nề khi đầu tư quá nhiều cho các dự án. Tuy nhiên, thất bại này nhanh chóng bị lãng quên khi công ty báo cáo lợi nhuận 245 triệu đô la trong nửa đầu năm 2017. Đại diện công ty chia sẻ: “Chúng tôi không vội vàng để đẩy lợi nhuận lên quá nhanh vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng công ty đang đầu tư mạnh mẽ để tiếp tục dẫn đầu về truyền hình internet trên toàn thế giới”. Netflix hiện vẫn đang tiếp tục đầu tư để tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Đầu tư không lợi nhuận trong thời kỳ đầu được coi là những khoản đầu tư thông minh và sẽ sinh lời trong trong tương lai – trong trường hợp của Netflix, họ đã thu hút rất nhiều thuê bao mới và hồi vốn bằng tiền thuê bao mà khách hàng trả – tuy nhiên, để cách này hoạt động hiệu quả, Netflix hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có khả năng dự đoán khi nào cần đầu tư chậm lại.

3. Hãy quan tâm đến dòng tiền tích cực

Những doanh nghiệp không sinh lợi nhuận theo các quy tắc kiểm toán mới chính là những nơi sản sinh tiền mặt tốt nhất. Tổn thất của họ phản ánh sự khấu hao dần dần của một khoản tiền đã đầu tư từ lâu, chứng tỏ giá trị đầu tư của họ theo thời gian. Điều này rất đúng với những công ty bất động sản lớn hay công ty mới thành lập.

Các tòa nhà văn phòng, khách sạn và kho hàng thường được xây dựng bằng tiền vay và khoản khấu hao hàng năm của dự án có thể tiếp tục diễn ra trong khi họ tạo ra tiền mặt. Nhưng về lâu dài, khi khoản vay để xây dựng cơ sở vật chất được trả hết và sự khấu hao đã hoàn thành, dòng tiền mặt sẽ tích cực tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, dòng tiền từ những tòa nhà hoặc từ các sản phẩm được làm ở đó đã đủ để hoàn trả các khoản vay nếu công ty thực hiện đúng kế hoạch.

4. Bạn có thể thua lỗ miễn là bạn có thể chứng minh nó là một phần trong kế hoạch phát triển

Cả công ty nhà nước và tư nhân đều có thể đương đầu với tổn thất, miễn là họ tạo ra tiền mặt hoặc có một kế hoạch hợp lý cho nó. Điều quan trọng là họ phải biết số tiền để bù đắp các khoản lỗ sẽ lấy từ đâu và phải hiểu được điều kiện mà nhà đầu tư đang đòi hỏi để duy trì đầu tư tín dụng hoặc vốn cổ phần.

Thị trường chứng khoán đã chấp nhận thua lỗ ban đầu trong thời kỳ đầu của internet, ngay cả những công ty lớn như Amazon và Salesforce.com cũng được cho phép mất tiền theo các nguyên tắc kế toán trong một thập niên trở lên mà không gặp phải sự phản đối nào từ phía các nhà đầu tư. Nhưng sau một thời gian, những người chịu bỏ thời gian và tiền bạc thì sẽ gặt hái được nhiều thành công bất ngờ.

5. Thực hiện kế hoạch mà không thông qua nhà đầu tư là thiếu tín nhiệm

Điều này áp dụng cho các công ty nhà nước và cực kỳ quan trọng với nhà quản lý công ty tư nhân – người cần dựa vào sự tín nhiệm trong mối quan hệ với các nhà cho vay và các đối tác thương mại.

Một lý do quan trọng khiến Netflix luôn là sự lựa chọn số 1 của phố Wall đó là sự quyết đoán và thẳng thắn của giám đốc điều hành Reed Hastings. Ông luôn minh bạch với nhà đầu tư rằng tăng trưởng sẽ vượt qua những tổn thất trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Netflix, bởi vì sự thành công của công ty trên thị trường Hoa Kỳ và đã dần dần được đưa ra thị trường thế giới.

Theo trí thức trẻ