Chiến lược Đi tìm lời giải cho bài toán kinh doanh chuỗi thực phẩm...

Đi tìm lời giải cho bài toán kinh doanh chuỗi thực phẩm sạch

24
Dù nhiều tiềm năng, nhưng thị trường thực phẩm sạch không phải là chiếc bánh ngon như người ngoài cuộc nhìn vào. Đâu sẽ là chìa khóa giúp hoạt động kinh doanh thực phẩm sạch thực sự thu được trái ngọt?


Ảnh minh họa
Bà Nina Nguyễn Yến Nhàn – Nhà huấn luyện thuộc tổ chức huấn luyện doanh nghiệp ActionCoach Hà Nội West.

Kinh doanh thực phẩm sạch – cuộc chơi không dành cho những tay mơ

Một thống kê trên thị trường cho thấy, trong hơn 70.000 người dân chết vì ung thư hằng năm, 35% nguyên nhân tới từ sử dụng thực phẩm bẩn. Thu nhập tăng cao, nhu cầu bảo vệ sức khoẻ được đặt lên trên hết, thực phẩm sạch dễ dàng trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. Mặc dầu vậy, những người đã từng dấn thân vào lĩnh vực này mới thực sự thấu hiểu hết sự khốc liệt của lĩnh vực kinh doanh này.

Một trong những thách thức lớn nhất đối ngành kinh doanh thực phẩm sạch đó là đòi hỏi của việc quản lý chất lượng chuỗi quy trình cung ứng khá phức tạp từ khâu sản xuất, trồng trọt, đến việc phân phối và đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo độ phủ và tính tiện lợi đối với người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm, việc phát triển hệ thống bán lẻ và mở rộng chuỗi là áp lực thường trực đối với bất cứ thương hiệu thực phẩm sạch nào. Đó là lý do mà thời gian vừa qua, hầu hết những thương hiệu thực phẩm sạch đang hiện diện trên thị trường như Bác Tôm, Sói Biển, Big Green, Tâm Đạt hay Orfarm đều phải liên tục nhanh chóng mở rộng hệ thống và hiện diện tại những vị trí đắc địa nhất.

Cuộc chiến về địa điểm và mặt bằng, đi kèm với đó là gánh nặng chi phí khổng lồ, nếu doanh nghiệp không đáp ứng được doanh số. Thực tế, sự ra đi của một số thương hiệu trên thị trường thực phẩm sạch thời gian vừa qua một phần bắt nguồn từ việc không chịu được áp lực mở rộng này.

Tìm lời giải ở đâu?

Theo bà Nina Nguyễn Yến Nhàn, nhà huấn luyện của ActionCoach Hà Nội West, cho biết, việc đảm bảo được cam kết về chất lượng sản phẩm là điều kiện cần để doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch có thể đứng được trên thị trường. Để làm được điều này, việc xây dựng quan hệ, cách thức liên kết với người nông dân là điều tối quan trọng.

“Khi đơn thuần chỉ là mua – bán, người nông dân cũng thừa thông minh và sáng tạo trong nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận nhanh nhất từ việc làm giả, làm rối, cắt bớt công đoạn quy trình, có thể phun thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu cho đỡ tốn nhiều công sức… mà doanh nghiệp khó phát hiện ra”.

Chuyên gia huấn luyện này nhấn mạnh, “để hướng đến việc phát triển lâu- bền, minh bạch tạo ra được những sản phẩm thực sự sạch, đòi hỏi doanh nghiệp phải chung tay phát triển trang trại cùng người nông dân, rồi tiếp đó doanh nghiệp lo đầu ra ổn định cho bà con.”

Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều, tối ưu hoá chi phí vận hành khi mở chuỗi cũng là một giải pháp cần thiết với các doanh nghiệp. Sau rất nhiều sóng gió đã trải qua trong quá trình kinh doanh thực phẩm sạch khoảng 3 năm, anh Hoàng Đức Trung, hiện là chủ một thương hiệu kinh doanh thực phẩm sạch tại Hà Nội nghiệm ra rằng: “Tối ưu hóa cấu trúc chi phí cần có sự đo lường, đánh giá và xây dựng bộ quy chuẩn toàn diện đối với từng bộ phận, từ quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm farm-to-trade, quy trình đào tạo nhân viên cho tới chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đây chính là bước đệm cần thiết để phát triển hệ thống chuỗi”.

Một chuyên gia cũng nhận định, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận cũng như có được sự trung thành của khách hàng triển hệ thống chuỗi là một chiến lược gần như là bắt buộc.

Cũng phát triển dựa trên mô hình kinh doanh theo chuỗi, giám đốc điều hành chuỗi hệ thống phòng khám VietLife cũng khẳng định:“Chính việc thực thi thành công những chiến lược tối ưu hóa cấu trúc chi phí cũng như tập trung phát triển thương hiệu chuỗi là lí do giúp lợi nhuận của chúng tôi gia tăng lên tới 500% sau 6 tháng”

Theo đại diện Viet Life, kết quả khả quan này có được là nhờ hệ thống VietLife nhận được sự hỗ trợ tích cực bởi tổ chức ActionCOACH Hanoi West. Bà đánh giá, sự khác biệt về giải pháp ActionCOACH mang lại so với các trung tâm khác nằm ở từ “Coach”, tức là huấn luyện thực chiến, chứ không chỉ dừng lại ở đào tạo. “Huấn luyện cũng đồng nghĩa với đo lường, kiểm tra, thúc giục hay truyền động lực cho doanh nghiệp trong một hành trình dài cho tới khi tạo ra được những kết quả cải thiện như mong đợi”, doanh nhân này nhấn mạnh.

Thừa hưởng kinh nghiệm toàn cầu từ ActionCOACH, kết hợp với sự thấu hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ActionCOACH Hanoi West, hiện đang nắm giữ vị trí uy tín là đơn vị huấn luyện hàng đầu Đông Nam Á, về mặt hiệu quả, thứ hạng, số lượng đội ngũ nhà huấn luyện.

Nắm bắt được những khó khăn và thách thức với các chủ doanh nghiệp đã, đang và có ý định dấn thân vào lĩnh vực thực phẩm sạch, tới đây, ActionCOACH Hanoi West tổ chức hội thảo “Giải pháp mở rộng thị trường cho chuỗi thực phẩm sạch” tổ chức vào ngày 13/9/2017, tại tầng 17, VIT Tower, 519 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

Xây dựng mô hình kinh doanh thực phẩm sạch cần chuẩn bị những gì? Đâu là những bước quan trọng trong mô hình nhân chuỗi cửa hàng bán lẻ? Khi nào nên nhân chuỗi và mở rộng hệ thống một cách an toàn và chính xác nhất? Đây sẽ là những câu hỏi được các chuyên gia và nhà huấn luyện giải đáp trong Hội thảo “Giải pháp mở rộng thị trường cho chuỗi thực phẩm sạch”, bà Nina Nguyễn Yến Nhàn tiết lộ.

Theo trí thức trẻ