Chiến lược Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu...

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào?

24
Trong khoảng tháng 2/2016-2/2017, ngành lao động bán thời gian đã tạo thêm 2,4 triệu việc làm mới, cao hơn rất nhiều mức 1,6 triệu việc làm chính thức ở Indonesia. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam, Thái Lan và Philippines.


Ảnh minh họa

Những người bán hàng rong, kinh doanh ăn uống ngoài vỉa hè, những nông dân gặt hái theo thời vụ hay những người trông trẻ hay chạy xe ôm công nghệ (Grab/Uber) không có hợp đồng lao động là những hình ảnh quá quen thuộc với nền kinh tế Đông Nam Á. Điều đáng ngạc nhiên là những công việc không chính thức này lại đang là yếu tố chủ chốt giúp đỡ nền kinh tế khu vực vốn đang trong tình trạng tăng trưởng chậm 5 năm qua.

Tại Indonesia, thị trường lớn nhất Đông Nam Á này với 132 triệu lao động đang có tỷ lệ thất nghiệp đi xuống trong khi tăng trưởng GDP hàng năm lại giảm tốc. Nghĩa là người dân có nhiều việc làm hơn nhưng chủ yếu vào các ngành nghề bán thời gian thu nhập thấp.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 1.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Indonesia giảm bất chấp tăng trưởng GDP giảm tốc

Phần lớn những lao động bán thời gian này là những công nhân nghỉ việc trong các nhà máy, hầm mỏ hay nông trại. Tính đến tháng 2/2017, lao động trong các ngành bán thời gian ở Indonesia đã chiếm 58,4 tổng số lao động toàn quốc, cao hơn mức 57,6% của tháng 8/2016.

Trong khoảng tháng 2/2016-2/2017, ngành lao động bán thời gian đã tạo thêm 2,4 triệu việc làm mới, cao hơn rất nhiều mức 1,6 triệu việc làm chính thức ở Indonesia. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 2.

Thị trường lao động phi chính thức thống trị nhiều quốc gia Đông Nam Á (% tổng lao động)

Tuy nhiên, tình hình tại Malaysia lại khác khác biệt so với 4 nước trên. Tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 6/2017 của nước này là 3,4% và đang tăng nhẹ trong những năm gần đây do nền kinh tế giảm tốc.

Malaysia vốn là một thị trường nổi tiếng về bảo đảm công ăn việc làm cũng như tiền lương so với các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, báo cáo của FTCR cho thấy hiện gần 75% số người Malaysia cho biết họ gặp khó khăn khi tìm việc làm, cao hơn mức 60% của Indonesia và Thái Lan.

Số liệu trên cho thấy thị trường lao động của Malaysia rất dễ bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế, một hệ quả tất yếu từ nền công nghiệp phát triển cũng như thị trường mở cửa với nền kinh tế nước ngoài. Sự phát triển của kinh tế Malaysia được phản ánh qua tỷ lệ 88,6% tổng số lao động cả nước là làm việc chính thức.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 3.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Malaysia tăng do kinh tế giảm tốc

Trong số những người thất nghiệp ở Malaysia, thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng nhiều nhất với 12,1% số thanh thiếu niên thất nghiệp, cao hơn 400% so với tỷ lệ thất nghiệp bình quân cả nước. Số liệu của FTCR cũng cho thấy thanh thiếu niên trong độ tuổi 18-24 tại Malaysia lo lắng cho việc làm nhiều hơn giới trẻ của 4 nước Đông Nam Á trên.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 4.

Lao động Malaysia bi quan về việc làm nhiều hơn các nước khác

Ngân hàng trung ương Malaysia cho biết việc nền kinh tế nước này không tạo ra được nhiều việc làm chất lượng cao cũng như các ngành công nghiệp không tạo ra đủ việc làm đáp ứng được lượng cung lao động đã ảnh hưởng rất nhiều đến giới trẻ. Hơn nữa, việc Malaysia không thu hút đủ những nguồn đầu tư nước ngoài nhằm tạo các công ăn việc làm chất lượng cao cũng là một yếu tố khiến tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng tại đây.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 5.

Tỷ lệ thanh thiếu niên lo lắng về việc làm khá cao tại Malaysia

Cải thiện nhờ xuất khẩu?

Mặc dù những công việc bán thời gian là một nguồn thu nhập hữu ích trong thời kỳ khó khăn với các lao động nhưng chúng cũng đồng nghĩa với việc không có bảo đảm về công việc, bảo hiểm y tế hay các trợ cấp khác.

Tại Indonesia, chỉ 1,9% trong số 7,2 triệu lao động không chính thức có đăng ký làm thành viên của Hội đồng bảo vệ lao động (WPA).

Những công việc bán thời gian thường đồng nghĩa với mức lương thấp và ít khi được nâng lương. Đây là lý do tại sao tỷ lệ bỏ việc lại cao ở những nước có thị trường lao động không chính thức lớn. Khảo sát của FTCR cho thấy 15,3% số lao động Malaysia đang xem xét chuyển việc, thấp hơn rất nhiều so với mức 28,9% của Philippines và 25,3% của Indonesia.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 6.

Tăng trưởng thu nhập giảm tốc ở 5 nước Đông Nam Á

Bất chấp những số liệu tiêu cực trên, FTCR dự đoán tình hình tăng trưởng xuất khẩu ở Đông Nam Á sẽ cải thiện thị trường lao động và thu nhập. Những nước có tỷ lệ xuất khẩu trên GDP cao như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam sẽ là các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất.

Trong nửa đầu năm 2017, xuất khẩu của Malaysia đã tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với sự gia tăng tiêu dùng, đầu tư trong lĩnh vực tư nhân, GDP của Malaysia đã tăng trưởng vượt dự đoán trong 2 quý vừa qua. Bởi vậy các chuyên gia dự đoán GDP năm nay của Malaysia sẽ lần đầu tiên đạt 4,8% trong vòng 3 năm qua, cao hơn mức 4,2% của năm 2016.

Bán hàng rong, chạy Grab thời vụ, bán đồ online đang cứu nền kinh tế Việt Nam và Đông Nam Á như thế nào? - Ảnh 7.

Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu

Tại Việt Nam, giao dịch thương mại cũng tăng trưởng với xuất khẩu tăng 13,1% trong nửa đầu năm nay, cao hơn mức 2,5% cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm 2017 của Thái Lan đạt 7,8%, mức cao nhất trong vòng 6 năm qua.

Những dấu hiệu tương tự cũng xuất hiện ở Indonesia và Philippines, tuy nhiên thị trường lao động của 2 nước này phụ thuộc vào tiêu dùng hộ gia đình hơn là xuất khẩu. Tại Indonesia, các lao động đang phải chịu áp lực rất lớn từ việc giảm tốc mức thu nhập cũng như tình trạng đồng nội tệ mất giá trong vòng 3 năm qua.

Theo Thời Đại