Chiến lược Hai chuyên gia đến từ Ngân hàng Nhà nước giải thích vì...

Hai chuyên gia đến từ Ngân hàng Nhà nước giải thích vì sao trở thành đô thị thông minh sẽ là điều tất yếu với những Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng….

18
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã đẩy đô thị Việt Nam vào những bài toán khó giải. Thế nhưng, những mô hình đô thị thông minh sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp các chính quyền đưa thành phố của mình ‘hóa rồng’


Ảnh minh họa

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang ập tới đòi hỏi Việt Nam phải có những sự thay đổi trong nhiều mặt, với mục tiêu ‘tiên tiến hóa’ đủ nhanh để có thể bắt kịp các quốc gia trên thế giới.

Một trong số những điều mà chúng ta đang thực hiện rất khẩn trương để đón con sóng 4.0 chính là thay đổi bộ mặt các đô thị tại Việt Nam. Hôm nay ngày 6/10, tỉnh Lào Cai trở thành nơi quy tụ của nhiều nhà khoa học, đại diện từ Chính phủ và các thành phố lớn trên toàn quốc để bàn về việc xây dựng Chính quyền điện tử cũng như phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.

Hội thảo mang tên Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin – Truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam lần thứ XXI năm 2017, với chủ đề Nâng cao hiệu quả chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 được đồng tổ chức bởi Bộ Thông tin & Truyền thông, UBND tỉnh Lào Cai và Hội Tin học Việt Nam.

Phó Viện trưởng – Viện Chiến lược, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại buổi hội thảo này, hai tác giả là Thạc sỹ Phạm Xuân Hòe và Thạc sỹ Lê Phú Lộc đến từ Viện chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có bài tham luận chỉ ra vì lý do vì sao trở thành đô thị thông minh là con đường tất yếu của các thành phố của nước ta.

Trong phần trình bày của mình, hai thạc sỹ đã nhắc lại quan quan điểm của ông Peter Sany, Giám đốc điều hành TM Forum (Hiệp hội thành viên toàn cầu về kinh doanh kỹ thuật số) về một đô thị thông minh: “Thành phố/Khu đô thị thông minh là nơi mà công nghệ trở nên sống động”.

Một cách đơn giản, có thể hình dung một thành phố thông minh sẽ là nơi mà công nghệ kết nối công dân, doanh nghiệp với chính quyền và với nhau. Từ đó, sự phân tán thông tin bị loại bỏ và các chính sách, quyết định của chính quyền thành phố sẽ đến với người dân nhanh và hiệu quả hơn.

Một thành phố thông minh và bền vững sẽ là một thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động của dịch vụ đô thị cũng như khả năng cạnh tranh. Đồng thời, thành phố thông minh là biểu hiện của một thầm nhìn xa, khi mà nó có thể đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

Nhìn lại câu chuyện ở Việt Nam thì có thể thấy các đô thị lớn của chúng ta dường như đã phát triển đến ngưỡng nếu không có ‘bàn tay của công nghệ’ thì sẽ khó có những bước đột phá.

Cụ thể, sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã có tốc độ đô thị hóa nhanh với số lượng đô thị tăng từ 629 đô thị năm 1999 lên 774 đô thị năm 2014. Năm 2014, khu vực đô thị chiếm 10,26% diện tích đất tự nhiên cả nước, khoảng 33,6% dân số, song đóng góp khoảng 60% GDP cả nước và 70% tổng thu ngân sách toàn quốc. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam dự tính sẽ lên tới 50% vào năm 2025.

Với tỷ lệ đô thị hóa cao như vậy, các đô thị ở Việt Nam đang đối mặt với 4 vấn đề chính:

(i) Đô thị hóa tăng (dân số đô thị tăng, số đô thị tăng) kèm theo đó và các vấn đề của đô thị tăng lên như các vấn đề về môi trường, giao thông, dịch vụ y tế, an toàn, nhà ở…

(ii) Cơ sở hạ tầng trở nên lạc hâu, quá tải (điện, nước, giao thông)

(iii) Cạnh tranh kinh tế giữa các đô thị, giữa các vùng tăng cao

(iv) Đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng lên (giáo dục, y tế, dịch vụ tiện ích…)

Giờ đây, một đô thị thông minh với các công nghệ hiện đại sẽ chìa khóa giúp giải quyết những vấn đề nói trên của đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia Phạm Xuân Hòe và Lê Phú Lộc thì do tính đặc thù nên quá trình xây dựng khu đô thị thông minh của Việt Nam có thể sẽ gặp phải những cản trở chính như sau:

(i) Cơ cấu quản lý, phương thức quản lý đô thị tách rời, cục bộ, không liên kết, không chia sẻ, thiếu hợp tác giữa các bên.

(ii) Thiếu kinh phí hoạt động.

(iii) Năng lực của ngành CNTT – Truyền thông hạn chế, lạc hậu.

(iv) Người dân chưa quan tâm tham gia, phát huy lợi ích của đô thị thông minh.

(v) Thiếu lãnh đạo có tầm nhìn để phát triển đô thị thông minh.

Chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao trở thành đô thị thông minh là điều tất yếu với Hà Nội, Tp.HCM hay Đà Nẵng – Ảnh 3.
Mô hình Smart City của Singapore

Do vậy, các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu để đưa ra những định hướng phát triển đô thị hoặc cao hơn là xây dựng các chiến lược phát triển đô thị thông minh trong dài hạn để có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhất phù hợp với tình hình ở Việt Nam.

Nói tới Singapore thì một trong số những lý do để người ta vẫn coi nơi đây là một ‘con rồng châu Á’ là bởi một mô hình thành phố thông minh đã được áp dụng một cách hoàn hảo đến mức đến các quốc gia rất phát triển cũng phải học tập đã được áp dụng ở đây.

Đối với Việt Nam, có lẽ ngày ‘hóa rồng’ sẽ chỉ đến nếu những thành phố của chúng ta được thực sự gọi với các tên ‘Smart City’.

Theo Trí Thức Trẻ