Chiến lược Mua chuộc tín nhiệm từ khách hàng

Mua chuộc tín nhiệm từ khách hàng

9
Ít doanh nhân nào nắm bắt rõ được mức độ yêu mến của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mình. Đơn giản hơn, ai cũng nghĩ để vươn tới vị trí dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp phải tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm hoặc dịch vụ và cam kết luôn mang đến cho giới tiêu dùng một giá trị bền vững. Điều ấy đồng nghĩa rằng doanh nghiệp cần xây dựng cho được lòng trung thành, kiên định đối với các khách hàng bằng những bước đi hiệu quả nhất. 
Một doanh nghiệp được yêu mến sẽ đạt được sự thịnh vượng cao, cả về phương diện tài chính lẫn tinh thần. 
Nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thường tỏ ra “miễn nhiễm” trước những đợt biến động tiêu cực của thị trường, chẳng hạn như khi xảy ra một cuộc chiến tranh giá cả. Một khi doanh nghiệp đứng vững nhờ giá trị cốt lõi trong lúc kinh doanh, khách hàng sẽ tiếp tục duy trì niềm tin vào thương hiệu ấy, luôn tìm cách quay trở lại dù trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn hay bị khủng hoảng. Tóm lại, chuyên tâm duy trì vững niềm tin và sự trung thành của khách hàng sẽ mang đến những hệ quả vô cùng tốt đẹp. 
Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, vẫn có thể tạo nên dấu ấn để đời. 
Hãy chủ động tạo ra những thời khắc thật đặc biệt cho khách hàng để làm đọng lại trong tâm trí họ những dấu ấn khó phai. Doanh nghiệp nào cũng luôn có cơ hội gây ấn tượng và tái tạo hình ảnh với khách hàng của mình. Do đó, hãy lập danh sách những khách VIP và phát triển những chương trình cảm tạ khách hàng thân thiết. Dù chỉ gửi một chiếc thiếp chúc mừng sinh nhật hay một cú điện thoại nhắc nhở về chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng là doanh nghiệp đã tạo nên được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. 
Hoàn thiện nghệ thuật xin lỗi. 
Mọi doanh nghiệp đều có thể phạm phải sai lầm với khách hàng. “Xin lỗi!” không đơn giản là một câu cửa miệng thể hiện sự nhã nhặn trong lúc nhận lỗi, mà còn là một nghệ thuật chỉnh sửa sự gãy đoạn trong việc kết nối cảm xúc với người nghe. Thái độ xin lỗi khách hàng cần chủ động, khiêm nhường, chân thành và tỏ rõ thiện ý muốn sửa chữa tình huống. 
Sẵn sàng phê bình, chỉ trích và thậm chí loại bỏ những bộ phận tạo nên sự phản cảm nơi khách hàng. 
Nếu khách hàng lớn tiếng cãi vã chỉ vì không nhận được sự hỗ trợ như mong muốn thì điều đó có nghĩa rằng doanh nghiệp đang phải trả giá đắt cho lòng trung thành của khách hàng ấy. Nếu lỗi không thuộc về người mua hàng thì nó thuộc về chính bộ phận nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Điều kiện đầu tiên cần chú tâm của các nhân viên bán hàng là đồng cảm và biết chia sẻ cảm xúc với khách hàng. Ai chưa làm được thì phê bình để sửa chữa, ai không thể thỏa mãn đòi hỏi ấy thì phải bị loại bỏ. 
Ở vị trí lãnh đạo, bạn hãy trở thành tấm gương. 
Là một nhà quản trị kinh doanh, bạn cần thiết lập tiếng nói chung cho mọi nhân viên. Bạn phải đi đầu trong việc xây dựng uy tín của doanh nghiệp và trân trọng cao độ với mọi khách hàng, có vậy các nhân viên của bạn mới noi theo. Hãy luôn tỏ ra dễ dàng tiếp cận, tôn trọng khách hàng cả trước mặt và sau lưng họ. Chủ động gặp gỡ, trao đổi với họ thường xuyên và tìm hiểu những nhu cầu của họ bằng chính ngôn từ của họ. Nên thực hiện những đợt kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp để giúp mọi người tại mọi vị trí đều biết coi trọng việc duy trì lòng trung thành của khách hàng.
Ít doanh nhân nào nắm bắt rõ được mức độ yêu mến của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mình. Đơn giản hơn, ai cũng nghĩ để vươn tới vị trí dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp phải tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm hoặc dịch vụ và cam kết luôn mang đến cho giới tiêu dùng một giá trị bền vững. Điều ấy đồng nghĩa rằng doanh nghiệp cần xây dựng cho được lòng trung thành, kiên định đối với các khách hàng bằng những bước đi hiệu quả nhất. 

Một doanh nghiệp được yêu mến sẽ đạt được sự thịnh vượng cao, cả về phương diện tài chính lẫn tinh thần. 
Nghiên cứu cho thấy những doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thường tỏ ra “miễn nhiễm” trước những đợt biến động tiêu cực của thị trường, chẳng hạn như khi xảy ra một cuộc chiến tranh giá cả. Một khi doanh nghiệp đứng vững nhờ giá trị cốt lõi trong lúc kinh doanh, khách hàng sẽ tiếp tục duy trì niềm tin vào thương hiệu ấy, luôn tìm cách quay trở lại dù trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn hay bị khủng hoảng. Tóm lại, chuyên tâm duy trì vững niềm tin và sự trung thành của khách hàng sẽ mang đến những hệ quả vô cùng tốt đẹp.

Theo Diễn đàn quản trị