Tin tức lưu trữ Giám đốc khởi nghiệp thực sự cần gì?

Giám đốc khởi nghiệp thực sự cần gì?

33
Làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ với hàng chục nghìn dự án sáng tạo. Song thực tế, rất nhiều startup đã thất bại khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Nguồn vốn, kỹ năng quản lý và thiếu hụt công cụ làm việc hiệu quả chính là các rào cản lớn, cản lối các startup đến với thành công. Vậy đâu là lối đi cho các Giám đốc khởi nghiệp vững vàng bước vào thương trường?

Huy động vốn từ nhiều nguồn
Ở Việt Nam, dù số lượng quỹ nước ngoài, tập đoàn, nhà đầu tư, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm gia tăng trong vài năm gần đây, nhưng do sức ép bảo toàn vốn nên các quỹ đầu tư quốc tế không dám mạo hiểm rót vốn, thường chọn các startup có nền tảng mà không dám mạo hiểm với một ý tưởng thực sự mới mẻ. 
Cũng chính từ những khó khăn đó, các startup cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau để tăng tỷ lệ huy động thành công.

Học hỏi và trau dồi kinh nghiệm quản trị
Không chỉ khó khăn về nguồn vốn, 50% sự thất bại của các startup đến từ khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp. Các “giám đốc khởi nghiệp” có thể dành từ 3 – 5 năm trước đó làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, đồng thời học được cách tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hay cách nắm bắt thị trường.

Con đường dẫn tới thành công của một doanh nghiệp không hề bằng phẳng, việc học hỏi của lãnh đạo doanh nghiệp là hành trình cần bồi đắp liên tục, đòi hỏi tư duy, phản ứng nhạy bén trước sự xoay chuyển của thị trường, từ đó tìm ra được những lối đi riêng.

Sử dụng công nghệ hỗ trợ trong công tác quản trị
Theo ông Trịnh Minh Giang, Chủ tịch Nhóm công tác khởi nghiệp sáng tạo của Diễn đàn Kinh tế tư nhân (VPSF), nhiều startups tạo ra được sản phẩm khá tròn trịa nhưng không đủ năng lực tiếp cận thị trường và kết nối với các khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp thiếu hẳn hệ thống công nghệ hỗ trợ quản trị các mảng nhân sự, kế toán, bán hàng…
Theo đó, các doanh nghiệp mới cần mạnh dạn đầu tư hệ thống công nghệ hỗ trợ cho việc quản lý, cụ thể là các phần mềm quản lý chuyên biệt như Phần mềm quản trị doanh nghiệp, hệ thống ERP, hay tối thiểu là phần mềm kế toán để hạch toán các chứng từ, chuẩn hóa bộ máy sổ sách kế toán ngay từ những ngày đầu.

Doanh nghiệp khởi nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ vào các khâu quản lý vì sợ tốn kém. Nhưng đó lại là mấu chốt dẫn tới việc quản lý không hiệu quả trong thời đại kinh tế số hiện nay. Khi quản lý thủ công, các nhà quản lý phải tốn thời gian tổng hợp và xem các báo cáo về sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các con số về tài chính – kế toán, doanh thu – chi phí, lãi/lỗ của doanh nghiệp. Những công việc thủ công đó khiến các “Giám đốc khởi nghiệp” mất nhiều thời gian nhưng lại không tối ưu được hiệu quả, rất dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót.

MISA tặng miễn phí phần mềm kế toán cho tất cả doanh nghiệp mới toàn quốc

Để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp có được công cụ làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, giúp chuẩn hóa bộ máy kế toán ngay từ đầu, MISA đã ký kết với Tổng Cục thuế triển khai chương trình tặng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017 bản Starter trị giá 2,950,000 VNĐ cho các doanh nghiệp mới thành lập năm 2018. 

MISA SME.NET 2017 là phần mềm kế toán phổ biến và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam giúp đáp ứng được đầy đủ các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất, xây lắp. Đồng thời phần mềm này còn đáp ứng mọi Thông tư, chính sách của Nhà nước, luôn cập nhật kịp thời các chế độ và công nghệ mới sẽ giúp chủ doanh nghiêp yên tâm về công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp mình mà không sợ sai sót, thất thoát. Không những thế, việc sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017 sẽ giúp minh bạch về doanh thu – chi phí, lãi – lỗ của doanh nghiệp – đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017 chắc chắn là trợ thủ đắc lực cho các “giám đốc khởi nghiệp” trong những ngày đầu còn nhiều khó khăn./.