Đào tạo Những phong cách lãnh đạo – Phần 5: Tinh thần khởi nghiệp

Những phong cách lãnh đạo – Phần 5: Tinh thần khởi nghiệp

19
“Con cá nếu chết thì phần đầu cá thối rữa trước tiên”. Đó là cách nói của Jason Jennings – một người được tờ New York Today mệnh danh là một trong ba biên tập viên kinh tế thành công nhất nước Mỹ. Ẩn ý của câu nói đó là các nhà lãnh đạo cần biết đi xuống tìm hiểu và tự thiết lập một môi trường làm việc phù hợp.

Làm cách nào để hoà hợp môi trường làm việc của nhân viên với năng lượng của một doanh nghiệp mới khởi nghiệp mà vẫn giữ cân bằng các quá trình và hệ thống đã được thiết lập từ đầu.

Chúng ta đều từng tham gia vào quá trình bắt đầu, có thể là trong công việc hay trong các tổ chức xã hội. Trở thành một phần của nhóm khởi nghiệp là một kinh nghiệm đầy nhiệt huyết.

Mọi người đều gắn kết với tầm nhìn và ý chí quyết tâm dành hết trái tim và tâm trí cho một sự khởi đầu thành công. Mọi người đều cố gắng làm hết sức hơn nữa. Thật là thú vị khi là một phần của cái gì đó mới mẻ và khôi nguyên.

Bắt đầu mới cũng có thể xuất hiện trong các công ty đã thành lập từ trước, giống như khi một dòng sản phẩm mới được thiết lập và tung ra thị trường.

Jason Jenning đã nghiên cứu những công ty thành công nhất nước Mỹ và khám phá ra rằng, những công ty tốt nhất có khả năng tạo ra niềm hứng khởi, sự tập trung và sự cam kết của các tổ chức ở các lĩnh vực khác trong ngành kinh doanh của họ. Trong cuốn sách mới nhất của mình, “Suy nghĩ lớn lao, hành động nhỏ bé: làm cách nào để các công ty thành công nhất nước Mỹ có thể giữ tinh thần khởi nghiệp” Jason chia sẻ các bí quyết để tạo ra môi trường làm việc tốt nhất.

Khả năng để thay đổi tổ chức xuất phát từ phía trên; nó không bắt nguồn từ bên giữa. Tôi nhấn mạnh điều này đặc biệt với các giám đốc bậc trung đang tận tuỵ làm việc cho nhà lãnh đạo cấp cao mà những nhà lãnh đạo này lại không hiểu được rằng chỉ họ mới có khả năng thay đổi tổ chức.

Nếu bạn có thể, hãy rời bỏ vị trí đó, nhưng nếu bạn không thể bỏ việc thì điều này đặc biệt quan trọng. Tôi cảm thấy vị trí của người tận tuỵ ở vị trí lãnh đạo bậc trung của một công ty không truyền cảm hứng cho nhân viên là việc tất tồi.

Có thể điều này thật vô vọng nếu bạn là giám đốc bậc trung, nhưng tôi có một tin tốt. Jason và nhóm nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, các công ty thành công nhất thì không có những nhà lãnh đạo xuẩn ngốc.

Họ có những lãnh đạo tài năng, những người biết chiều lòng khách hàng, môi trường công ty và nhân viên. Họ nhận thức được cơ hội họ có được và họ cố gắng tạo ra cơ hội và thử thách tương tự cho những người khác.

Những nhà lãnh đạo của các công ty thành đạt nhất cũng cảm thấy nghĩa vụ làm công ty phát đạt hơn so với khi họ mới bắt đầu chức trách.

Trong cuốn sách “Hãy suy nghĩ lớn, nhưng hành động nhỏ” Jason đưa ra 10 bí quyết trong việc tạo lập tinh thần khởi nghiệp để vươn tới thành tích cao hơn cho công ty.

Ông và nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu hàng chục trong số hàng nghìn công ty tư nhân và công ty nhà nước, và nhận thấy các công ty thành công nhất đều bám vào các nguyên tắc cơ bản này. Đó là:

1. Hãy thực tế.
2. Giữ bàn tay không quá sạch sẽ.
3. Xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn.
4. Hãy để mọi thứ như vốn có.
5. Làm cho mọi người suy nghĩ và hành động như thể họ là người chủ thực sự.
6. Tạo ra công việc kinh doanh mới.
7. Thiết lập giải pháp hai bên cùng thắng.
8. Chọn đối thủ.
9. Xây dựng cộng đồng.
10. Phát triển các lãnh đạo tương lai.

Trong suốt cuộc đối thoại, Jason nhấn mạnh kẻ thù lớn nhất của kinh doanh và các kế hoạch 1 năm, 2 năm, 5 năm. “Chúng đều đáng vứt đi. Từ thời điểm bạn nói rằng mục tiêu của bạn là gì và nêu rõ các mốc thời gian, thì mục đích đạt được các kết quả này theo đúng các con số hoạch định trở thành nhiệm vụ tối thượng.

Điều đó khiến bạn không thể tìm đúng các khách hàng, tìm đúng nhân viên và không thể phát triển con người. Bạn sẽ đánh mất mọi thứ khác khi chỉ theo đuổi tiền bạc”.

Vậy suy nghĩ lớn và hành động nhỏ có nghĩa là gì? Jason đưa ra hệ thống tự đánh giá bản thân giúp bạn đánh giá tổ chức của mình. Ví dụ đây là những sự lựa chọn của nguyên tắc “Giữ tay bạn không luôn sạch sẽ”.

“Suy nghĩ nhỏ: Mọi người chỉ có trách nhiệm với yêu cầu công việc của họ. Họ không thấy được giá trị của việc đầu tư bên ngoài địa phận của họ trong công việc và không hiểu được công việc mà các phòng ban khác làm”.

“Suy nghĩ lớn: Chúng tôi nhận thấy các thành công toàn diện của một tổ chức phụ thuộc vào sự hiểu biết của mọi người về cách thức các phòng ban phổi hợp chức năng với nhau. Nhân viên và giám đốc coi bản thân là một phần của nhóm và phải hợp tác để làm cho toàn bộ dự án thành công”.

“Hàng động lớn: Nhà lãnh đạo hầu như chẳng biết gì về những thứ đang xảy ra ở đội ngũ bán hàng giao dịch với khách hàng. Họ chẳng có liên hệ với các khó khăn của nhân viên, phó thác tất cả các dịch vụ khách hàng cho bộ phận kiểm tra các trường hợp khẩn cấp, và cố gắng đứng ngoài mọi xung đột”.

“Hành động nhỏ: Chúng tôi tạo ra một môi trường văn hoá nơi mọi người hiểu được những đóng góp của người khác quan trọng như thế nào với thành công của toàn thể công ty.

Chúng tôi dự đoán trước những nhu cầu và có những đào tạo ngắn hạn để đáp ứng những hoạt động đa dạng khác, do đó mọi người có khả năng thích ứng với sự thay đổi hơn.

Mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp khiến chúng ta biết rằng họ có ảnh hưởng đến thành công của chúng ta nhiều như chúng ta ảnh hưởng đến thành công của họ”.

Bạn đánh giá công ty của mình như thế nào qua nguyên tắc này? Tôi đánh giá công ty tôi đã từng làm là “suy nghĩ nhỏ mà hành động thì lớn”! Đánh giá này không khả quan nhưng rất có ý nghĩa. Đó là công ty cần phải phát triển công việc hơn và có thể cần đến nhiều tinh thần khởi nghiệp hơn.

Lời khuyên từ Jason Jennings

1. Hãy là một chiêu đãi viên, chứ đừng là một nhà lãnh đạo theo phương pháp cổ điển.

Các chiêu đãi viên chính là người thầy, nhà hướng dẫn và huấn luyện viên. Họ đi xa hơn là việc áp đặt cho người khác. Họ là hình mẫu cho sự khiêm nhường và dễ gần.

2. Hãy để tay bạn lấm láp.

Những lãnh đạo của những công ty thành công nhất trên thế giới dành ít nhất 50% thời gian của họ với các khách hàng. Điều đó có nghĩa là họ nhận các cuộc điện thoại bán hàng và thoả mãn các yêu cầu của khách hàng.

3. Thách thức với tất cả những nhà lãnh đạo là làm cho nhóm mình suy nghĩ và hành động như những người chủ thực sự.

Người chủ doanh nghiệp là người trực tiếp đóng góp và chịu trách nhiệm cho phần giá trị họ tạo ra trên thị trường. Có mối liên hệ trực tiếp giữa những giá trị được tạo ra và số tiền họ nhận được.

Bạn sẽ không thể đòi hỏi những người khác suy nghĩ và hành động như những người chủ thực sự trừ khi họ được trả công tương xứng với những giá trị họ tạo ra.

4. Luôn tìm kiếm các giải pháp hai bên cùng có lợi trong mọi công việc bạn làm. Các mối quan hệ đối kháng luôn luôn là cùng thua.

Khi nhà lãnh đạo phổ biến phương pháp cùng thắng cho tất cả mọi người, mọi người đều cùng thành công hơn trước nhiều. Những nhà lãnh đạo vĩ đại và có quyền lực hiểu được giá trị của các giải pháp hai bên cùng thắng.

5. Hãy luôn tâm niệm để cái gì đã qua thì nên để nó trong quá khứ: Có rất nhiều giám đốc luôn hoài niệm:

Họ không có khả năng để tha thứ cho những người đã thắng mình trong quá khứ; Nhiều người không thể tha thứ vì lý do cái tôi cá nhân; Những người khác không thể bỏ những thói quen và lịch trình cũ.

Theo Lanhdao.net