Đào tạo Những bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 2)

Những bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần 2)

15
Qua những điều trải nghiệm trong hành trình lên đỉnh Everest, tác giả Michael Useem đã rút ra các bài học về lãnh đạo. Bài học đầu tiên là lãnh đạo nên hướng theo các nhu cầu của nhóm.Trong ngày đầu tiên của chuyến đi, chúng tôi khởi hành ở Lukla từ tờ mờ sáng, dọc theo những ngôi nhà trong làng, các vùng ruộng được đắp cao, và các thung lũng.

Con đường chúng tôi đi là đường độc đạo lên đỉnh Everest nếu đi theo hướng của chúng tôi, dựng đứng và hẹp kéo dài trên nhiều dặm, do đó tất cả các nhà leo núi, những người khuân vác và bò rừng mang tất cả các đồ dùng và trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi.

Đến chiều, chúng tôi đến nơi cắm trại, dựng lều trong một thung lũng sâu với dòng suối chảy ầm ầm bên cạnh và mỏm đá phủ tuyết trắng bên trên.

Đêm hôm đó, chúng tôi tặng những chiếc áo có in biểu tượng chuyến đi cho những người hướng dẫn và chăm sóc đàn bò chở hàng trong chuyến đi này.

Hành động này có ý nghĩa nhiều hơn một thứ để kỉ niệm, và thành công của chuyến đi sẽ dựa phần lớn vào việc chúng tôi làm việc với nhau tốt đến đâu.

Thông thường, điều này có nghĩa là thử thách những nhu cầu của bản thân chúng tôi với nhu cầu của toàn nhóm, và chúng tôi thảo luận tầm quan trọng của việc nhà lãnh đạo không để đám mây sở thích cá nhân che khuất sự quyết đoán của họ khi ra quyết định và việc này sẽ có ảnh hưởng tối đa đến mọi người như thế nào.

Vài ngày sau, nguyên tắc này cùng tôi về nhà theo một cách rất riêng tư. Một người Mỹ chúng tôi gặp trong đợt leo núi bước vào khu vực cắm trại của chúng tôi vào lúc trời chạng vạng tối. Chúng tôi đóng trại cao hơn dây định mức độ cao ở 4300 mét, nơi cắm trại cao nhất trong chuyến đi.

Người khách bất ngờ này tường thuật lại rằng các triệu chứng thường gặp của bệnh trên độ cao này ở người anh trai: buồn nôn, chóng mặt, và dáng đi không còn vững chắc.

Nếu anh ta không được điều trị, chúng tôi biết điều đó có thể dẫn đến cái chết, nhưng cách điều trị chắc chắn duy nhất là đưa anh ta xuống một độ cao thấp hơn nhiều. Tuy nhiên điều này rất mạo hiểm, bởi đêm đang xuống dần, và việc đi xuống với một người leo núi đang bị ốm sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ.

May mắn thay, một nhà điều trị cho chuyến đi, tốt nghiệp chương trình MBA quản lý, người chuyên về các thuốc điều trị khẩn cấp, đã mang đủ các loại thuốc.

Bà ấy khuyên cách điều trị cho nhà leo núi và giám sát anh ta trong một giờ để đảm bảo các triệu chứng của anh ta không trở nên tồi tệ hơn trong đêm đó. Bà hi vọng khi ánh sáng đầu tiên của bình minh xuất hiện, anh ta có thể đi bộ một mình một cách an toàn xuống độ cao thấp hơn.

Trở ngại không lường trước này gây lên một vài mối quan tâm trái ngược nhau. Đầu tiên, hai anh em này là con một đồng nghiệp của tôi ở Wharton.

Bởi mối quan hệ này, tôi thấy phải có nghĩa vụ đi xuống núi cùng với người anh đang ốm kia vào đêm đó để đảm bảo chắc chắn nhất rằng tình trạng của anh ta sẽ không xấu hơn.

Nhưng mối quan tâm thứ hai, tôi cũng chịu trách nhiệm cho tình hình của toàn nhóm, và tôi biết tôi phải đặt trách nhiệm đó lên hàng đầu.

Và mối quan tâm thứ ba, bản thân tôi cũng kiệt sức sau một ngày leo núi, và điều không thích hợp nhất là tôi leo xuống núi trong đêm đó.

Sau khi cân nhắc các lựa chọn này, tôi quyết định sẽ theo lời khuyên của bác sỹ nọ, nhưng nếu sức khoẻ của người anh tiếp tục suy giảm, tôi sẽ phải leo xuống rất khó khăn với anh ta.

May mắn thay, bác sỹ của chúng tôi đã đúng: người đàn ông trẻ tuổi đã dần bình phục trong đêm, và buổi sáng hôm sau anh ta có thể tự mình đi xuống một độ cao an toàn hơn.

Một vài ngày sau, chúng tôi thấy anh hoàn toàn bình phục ở một ngôi làng giao thương chủ yếu ở độ cao khoảng 3450 mét có không khí đặc hơn.

Tai nạn này củng cố thêm niềm tin của tôi rằng không được để các lợi ích cá nhân lên trên cái quan trọng cho cả nhóm.

Khái niệm này được củng cố mỗi ngày trong chuyến đi. Khi mỗi người leo núi lần lượt làm trưởng nhóm trong ngày, họ sẽ thực sự có sự đánh giá sâu sắc hơn về việc đặt nhu cầu của nhóm lên trên hết khó khăn như thế nào.

Cũng giống như mọi người khác, lãnh đạo trong ngày là người đi vào lều muộn nhất, mệt mỏi, đói lử và đôi khi rét run lên.

Tuy nhiên, trách nhiệm chính của họ là đảm bảo mọi người đến nơi an toàn, và họ cần có xu hướng đặt nhu cầu cấp thiết của người khác lên trước khi thoả mãn nhu cầu của họ.

Đặt nhu cầu của nhóm lên trên nhu cầu cá nhân có thể là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó đã được thử thách khi một người đói khát, mệt mỏi và trở nên khó chịu. Là người cuối cùng được ăn và cuối cùng được ngủ đã giúp họ áp dụng bài học này khi về nhà.

Mỗi người trong chúng tôi phải tỏ ra có khả năng ứng phó nhanh với tình hình dù cho chúng tôi có cảm thấy khổ sở thế nào.

Trong kinh doanh, các nhà quản lý và các giám đốc thường xuyên có xu hướng đặt công việc cả họ lên trước tiên. Rất có thể họ để cho cái tôi che khuất suy nghĩ của mình hay tìm ra những cách tiện lợi để hợp lý hoá các quyết định dựa chủ yếu vào lợi ích cá nhân của họ.

Họ có thể mất đi tầm nhìn với các nhu cầu của nhóm mình, luồn cúi để thoả mãn ông chủ hay chỉ tập trung duy nhất vào các yêu cầu của cổ đông. Mặc dù sức mạnh của tổ chức dựa chủ yếu vào nhà lãnh đạo, người biết quan tâm đến điều gì là tốt nhất cho những người đi theo mình.

Những ngày sau, bài học này lại xuất hiện ở nhà theo một cách bất ngờ, khi chúng tôi đến một tu viện, là nhà của các lãnh đạo thần thánh của một lượng dân số lớn những người theo đạo Phật.

Sau một vài thu xếp, chúng tôi được nói chuyện riêng với một người có chức sắc cao, một hiện thân của Đức Lạt ma. Với sự trợ giúp của những người phiên dịch, chúng tôi bị cuốn hút vào cuộc nói chuyện thoải mái với các khái niệm của Đạo Phật về lãnh đạo.

Thượng toạ cho chúng tôi hai khẳng định khai sáng. Thứ nhất, chúng ta xây dựng việc lãnh đạo bằng cách phục vụ.

Thứ hai, khi nhà lãnh đạo thực sự biết phục vụ và hỗ trợ lợi ích riêng tư của tất cả những người khác, thì quyền lực tất yếu sẽ đến với họ.

Theo Lãnh Đạo