Chiến lược Kiểm soát nội bộ theo chiều ngang – Quy trình bán hàng...

Kiểm soát nội bộ theo chiều ngang – Quy trình bán hàng và giải pháp

93
KSNB THEO CHIỀU NGANG ĐƯỢC THIẾT LẬP THEO CÁC QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ
Các quy trình nghiệp vụ
– Quy trình bán hàng
– Quy trình mua hàng
– Quy trình chi tiêu
– Quy trình tiền lương
– Quy trình kế toán
– Quy trình sản xuất
– Quy trình tồn kho
– Quy trình khác

1. KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUY TRÌNH BÁN HÀNG
Nội dung kiểm tra 
– Các chức năng cơ bản trong quy trình
– Mục tiêu của quy trình
– Rủi ro của quy trình
– Cơ chế kiểm soát áp dụng
– Một số rủi ro thường gặp & cơ chế kiểm soát tương ứng
– Hệ thống chứng từ trong quy trình
– Quy chế nghiệp vụ bán hàng
Mô hình công ty nghiên cứu
– Công ty sản xuất
– Quy mô vừa 
– Sản xuất hàng công nghệ
– Cơ cấu tổ chức công ty :
+ HĐTV
+ Ban kiểm soát
+ Tổng Giám Đốc
+ Kiểm toán nội bộ
+ BP Tiếp thị & bán hàng
+ BP Tài chính – Kế toán & IT
+ BP hành chánh – Nhân sự
+ BP sản xuất
+ BP Vật tư – mua hàng
+ BP Kỷ thuật tổng hợp (cơ khí, điện máy, xây dựng…)
+ Đội xe tải
+ Và 3 BP : Kho, quỹ, bảo vệ
Các chức năng cơ bản 
– Bán hàng : Nhận đặt hàng, Quyết định bán hàng, Chuẩn bị hàng, Giao hàng
– Thu tiền
– Ghi nhận – báo cáo
Mục tiêu của quy trình 
– Bán hàng : bán đúng, bán đủ, bán kịp thời
– Thu tiền : thu bằng nộp trước
– Ghi nhận và báo cáo => ngắn gọn, rõ ràng dể hiểu
Mục tiêu của việc bán hàng :
– Bán đúng :Đúng khách hàng, Đúng giá, Đúng hàng
– Bán đủ : đủ số lượng đã thỏa thuận
– Bán kịp thời : kịp thời hạn đã cam kết
Mục tiêu của việc thu tiền :
– Thu đúng : đúng người, đúng lô hàng
– Thu đủ : đủ số tiền cần phải thu
– Thu kịp thời : hạn (không để nợ quá hạn)
Mục tiêu của việc ghi nhận và báo cáo
– Đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dể hiểu
(đối với cả BPkế toán & BP bán hàng
Rủi ro của quy trình
– Bán hàng : không đúng, không đủ, không kịp thời
– Thu tiền : không đúng, không đủ, không kịp thời
– Ghi nhận & báo cáo : không….
Các cơ chế kiểm soát
– Phê duyệt
– Sử dụng mục tiêu
– Bất kiêm nhiệm
– Bảo vệ tài sản
– Đối chiếu
– Báo cáo bất thường
– Kiểm tra & theo dõi
– Định dạng trước
Một số rủi ro thường gặp & cơ chế kiểm soát tương ứng 
Một số rủi ro 
– Bán hàng nhưng không thu được tiền (do khách hàng không có khả năng trả tiền hay có tiền nhưng không chịu trả)
+ Đánh giá uy tín
+ Duyệt hạn mức tín dụng
+ Phân tích tuổi nợ
+ Nếu bán hàng lần đầu
– Bán hàng không đúng giá, tính toán sai chiết chấu
+ Phê duyệt giá bán
+ Cập nhật giá mới
– Giao hàng trể
+ Kiểm tra tồn kho trước khi chấp nhận đơn hàng
+ Theo dõi đơn đặt hàng tồn đọng
– Giao hàng sai quy cách, phẩm chất, số lượng
+ Khách hàng ký duyệt mẩu hàng
+ Đối chiếu đơn đặt hàng
+ Khách hàng ký bao bì giao nhận hàng
– Phát hành hoá đơn sai
+ Phê duyệt hoá đơn
+ Đối chiếu hoá đơn với đơn đặt hàng và phiếu xuất kho
– Tiền bán hàng bị lạm dụng :
+ Định kỳ đối chiếu công nợ
+ Thường xuyên đối chiếu số dư ngân hàng
+ Người thu tiền khác người ghi chép thu tiền
– Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ
+ Các chứng từ bán hàng điều chuyển về KT ghi chép
+ Đối chiếu số bán hàng với số xuất hàng tồn kho
+ Đối chiếu số thu tiền với bảng kê ngân hàng
Cơ chế kiểm soát phát hiện rủi ro 
– Các báo cáo về :
+ Các đơn hàng chưa thực hiện
+ Các số dư phải thu quá hạn
+ Sai lệch số lượng trên hoá đơn và số xuất kho
– Đối chiếu doanh số theo kế toán với doanh số trên báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng
– Phân tích tỷ lệ lãi gộp
– Phân tích vòng quay hàng tồn kho
– Giám sát số ngày thu tiền bình quân
Hệ thống chứng từ căn bản
– Đơn đặt hàng
– Phiếu xuất kho
– Hoá đơn
– Phiếu thu/Báo có ngân hàng
Quy trình nghiệp vụ Thể hiện qua chứng từ
– Chứng từ là bằng chứng bằng giấy tờ về một nghiệp,vụ đã phát sinh và đã hoàn thành
– Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ cụ thể như sau :
+ Thông qua các chữ ký
+ Thông qua số liên phát hàng và sự luân chuyển chứng từ cho các bộ phận và các cá nhân có liên quan
Quy trình nghiệp vụ thể hiện qua chứng từ
– Thể hiện qua chứng từ :
+ Chứng từ có mấy chữ ký
+ Ai sẽ phải ký vào
+ Ký để làm gì
– Thể hiện qua số liên :
+ Phát hành mấy liên
+ Cho những ai ở đâu
+ Để làm gì
Đơn đặt hàng 
– Ai phát hành : Khách hàng phát hành
– Chữ ký :
+ Chứng từ có mấy chữ ký : Ít nhất là 2 chữ ký
+ Ai sẽ phải ký vào : Khách hàng, Người có thẩm quyền
+ Ký để làm gì :Khách hàng ký để xác nhận việc đặt hàng, Người có thẩm quyền quyết định ký để phê duyệt việc bán
– Số liên :
+ Mấy liên : 2 liên
+ Cho những ai ở bộ phận nào và để làm gì :
-> 1 liên gốc lưu để theo dõi thực hiện việc bán hàng
-> 1 liên chuyển bộ phận sản xuất để lên kế hoạch sản xuất
Phiếu xuất kho
– Phiếu xuất kho do Bộ phận bán hàng phát hành 
– Chữ ký
+ Chứng từ có mấy chữ ký : 5 chữ ký
+ Ai ký & ký làm gì :
-> Người lập (ký để xác nhận việc lập phiếu)
-> Trưởng bộ phận (ký để kiểm tra bán đúng, bán đủ, bán kịp thời, đúng số tiền)
-> Giám đốc (ký để phê duyệt việc xuất bán)
-> Thủ kho (ký để xác nhận việc xuất kho)
-> Khách hàng (ký để xác nhận việc đã nhận đúng và đủ hàng)
– Số liên :
+ Phát hành mấy liên : 4 liên
+ Cho những ai ở bộ phận nào và để làm gì
-> 1 liên gốc lưu tại BP bán hàng để theo dõi doanh thu và công nợ phải thu
-> 1 liên thủ kho giữ lại để xem như là lệnh xuất kho
-> 1 liên chuyển cho kế toán để theo dõi doanh thu, công nợ, hàng tồn kho…
-> 1 liên khách hàng giữ để làm cơ sở đối chiếu nhập kho tại kho của khách hàng
Hoá đơn của Bộ tài chính
– Ai viết hoá đơn : Bộ phận kế toán
– Chữ ký :
+ Mấy chữ ký : 3
+ Ai ký & ký làm gì :
-> Người viết hoá đơn (ký để xác nhận việc viết hoá đơn)
-> Thủ trưởng : (ký và đóng dấu để phê duyệt/xác nhận việc bán hàng nhất là với các cơ quan nhà nước – giúp cho người mua chứng minh được rằng việc mua hàng của mình là hoàn toàn hợp pháp)
-> Khách hàng : (ký để xác nhận việc mua hàng – giúp cho người bán có cơ sở để chứng minh việc bán hàng)
– Số liên :
+ Mấy lên : 3 liên
+ Cho ai & để làm gì :
-> 1 liên gốc (liên tím) lưu tại bộ phận kế toán để theo dõi doanh thu và công nợ (kế toán thuế)
-> 1 liên (liên đỏ) giao cho khách hàng
-> 1 liên (liên xanh) chuyển cho Bộ phận bán hàng để theo dõi doanh thu & công nợ phải thu
Phiếu thu
– Ai phát hành : Bộ phận kế toán
– Chữ ký :
+ Mấy chữ ký : 4 chữ ký
+ Ai ký & ký làm gì
-> Người lập phiếu (ký để xác nhận việc lập phiếu)
-> Kế toán trưởng (ký để kiểm tra phiếu thu : thu đúng, thu đủ, thu kịp thời)
-> Khách hàng (ký để xác nhận việc trả tiền – giúp công ty có căn cứ để xác minh thu tiền đúng đối tượng
– Số liên :
+ Mấy liên : 3 liên
+ Cho ai & để làm gì :
-> 1 liên gốc lưu tại kế toán để hạch toán giảm công nợ phải thu
-> 1 liên thủ quỹ giữ để xem đây như là lệnh thu tiền
-> 1 liên giao cho khách hàng để thay cho giấy biên nhận đã nhận tiền 
Tóm tắt
– Xác định các chức năng quy trình
– Đề ra các mục tiêu cần kiểm soát
– Xác định rủi ro có thể có
– Đưa ra cơ chế kiểm soát thích hợp 
– Quy trình được thể hiện qua chứng từ
– Trên cơ sở đó soạn lập “Quy chế nghiệp vụ bán hàng” bao gồm những nội dung trên để những bộ phận và cá nhân có liên quan cùng thực hiện

Theo Blog Quản trị doanh nghiệp