Chiến lược Sáng tạo – Một chu trình khép kín

Sáng tạo – Một chu trình khép kín

6
Mức độ đầu tiên của sự sáng tạo là tính trì trệ. Nó có hai mức độ ảnh hưởng: tích cực và tiêu cực. Nó là năng lượng không chịu thay đổi, là nơi nghỉ ngơi truớc khi chuyển thành hoạt động.Trong tự nhiên thì đây là giai đoạn bỏ không giữa các đợt phát triển. Tính trì trệ làsự trống trải, là điều bí ẩn lớn mà từ đó sự sáng tạo hình thành và biến mất. Khi chúng ta tiếp cận được tính trì trệ, chúng ta đã đến gần với tiềm thức của mình. Đây là giai đoạn giống như hạt giống đợi nảy mầm trong bóng tối (những gì chúng ta chưa biết) đến khi ra ngoài ánh sáng (khi đã có tri thức, hiểu biết, sự sáng suốt).
Mặt tiêu cực của tính trì trệ xuất hiện khi do lười biếng và thờ ơ, chúng ta cho phép bản thân bị mê hoặc, sống trong mê mẩn không thắc mắc gì cả, chấp nhận mọi thứ như đó là chân lí, không muốn thay đổi và luôn sống trong sợ hãi. Có thể chúng ta là nô lệ cho công việc vì mục đích kiếm tiền hay nhận thức được sự bảo đảm từ đó. Chúng ta cũng chịu đựng những mối quan hệ nguy hiểm cũng vì những lí do tương tự như trên. Chúng ta cứ tiếp tục như vậy ngay cả khi chúng ta đã ngừng học hỏi và phát triển bởi vì chúng ta e ngại khi phải tìm kiếm cái mới. Tất cả những gì chúng ta có thể thấy được là thảm hoạ khi chúng ta xem xét những điều mình chưa biết. Có thể chúng ta đưa ra một ý tưởng quảng cáo tuyệt vời, một phát minh mới hay đang cân nhắc một công việc mới rồi chúng ta bày tỏ cho bạn bè và đồng nghiệp biết và mọi người sẽ nói cho chúng ta biết tại sao lại không nên làm những điều đó. Chúng ta lắng nghe sự phê bình của bản thân và của cả người khác để rồi mất đi động cơ thúc đẩy sự ra đời cho ý tuởng mới đó. Luôn có lí do cho việc không làm gì đó. Đây giống như cuộc sống trong vùng nguy hiểm. Chúng ta bị thuyết phục bởi tiếng nói chỉ trích trong thâm tâm và cái tôi tiêu cực – giống như một dải băng kéo dài vô tận, nó nhắc nhở chúng ta ba điều “một điều gì đó không ổn“ (tạo ra sự lo ngại), ”không phải thế này “(gây nên sự giận dữ) và “như thế chưa đủ“ (gây nên sự buồn bã). Ba điều này giống như sự tổn thương, tách chúng ta ra khỏi những điều kì diệu và khiến tinh thần của con người ngủ yên. Cái tôi này khiến chúng ta tin tưởng một cách nhầm lẫn rằng đó là đặc tính của những nhà lãnh đạo cao cấp trong khi nó thuộc về lĩnh vực quản lí dữ liệu. Khi bạn ở trọng tình trạng trì trệ là bạn đang tiến tới khoảng trống mà một số được gọi là: sự yên lặng đầy ý nghĩa. Đây là nguồn lực không rõ ràng của tiềm năng thuần tuý của chúng ta.Hãy đi sâu vào lĩnh vực của sự yên lặng. Sự ngẫm nghĩ sẽ dẫn dắt bạn đến đó giống như thời điểm của tự nhiên vậy. Nghiên cứu khoảng trống và bạn sẽ sớm nghe thấy lời thì thầm từ đáy lòng mình tiếp thêm sức mạnh cho những mơ ước.

Sự mô phỏng
Giống như hạt mầm nảy nở trong bóng tối, chúng ta bi khuấy động ra khỏi trạng thái ngủ yên khi ai đó hay điều gì đó truyền cảm hứng cho ta học hỏi và phát triển. Đầu tiên chúng ta học hỏi thế giới xung quanh từ bố mẹ, thầy cô giáo, những người anh hùng và các phương tiện truyền thông. Sự mô phỏng là một phần quan trong đối với quá trình phát triển của chúng ta. Chúng ta học hỏi từ những bậc thầy trong lĩnh vực kinh doanh, nghệ thuật, triết học hay khoa học .Nếu như chúng ta thích ý tuởng của ai đó chúng ta thường mô phỏng theo. Đôi khi chúng ta mô phỏng bản thân trong một trạng thái tồn tại. Mô phỏng là một giai đoạn quan trọng cho phép chúng ta phát triển các ý tưởng một cách thận trọng nhất. Từ các giáo viên đầy trí tuệ của mình tôi đã học được rằng mọi nơi chốn, mọi con người, mọi tình huống trong cuộc sống của chúng ta đều dạy chúng ta một điều gì đó.Khi bài học kết thúc, sự việc sẽ được giải quyết. Những hình thức tồn tại và kết cấu bị phá huỷ khi chúng đã đạt được mục đích của mình. Nhận thức được điều này giúp tôi vượt qua quá khứ, rũ bỏ mọi sự lưu luyến. Đức phật đã dạy rằng nguồn gốc của mọi khổ đau đều do sự lưu luyến mà ra. Ngài cũng dạy rằng phải biết đặt câu hỏi cho mọi thứ trên đời. Điều naỳ sẽ dẫn chúng ta đến giai đoạn thứ ba trong chu trình của sự sáng tạo: khả năng trực giác.
Khả năng trực giác là thời điểm lộn xộn và hầu hết thì đây là giai đoạn của sự lo ngại .Bản thân từ này đã cho thấy một tình trạng lộn xộn. chúng ta đã đọc về sự lộn xộn ở khắp mọi nơi. Không ai trong chúng ta thoát khỏi những thay đổi đầy kịch tích xảy ra ở mọi mức độ của sự tồn tại. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi với những công việc nguy hiểm, chúng ta mất một khách hàng quan trọng, một mối quan hệ vừa mới chấm dứt, một giao dịch tài chính bị thất bại..vân vân. Khi chính quyền, trường học ,gia đình và các tổ chức tài chính không còn sự liên kết, chúng ta được kêu gọi để đưa ra các giải pháp mới.
Hãy nhớ rằng chúng ta tạo ra những hệ thống này đầu tiên và chúng ta có thể thay đổi chúng. Đây là khoảng thời gian mà chúng ta kiểm soát mọi thứ bất chấp nỗi lo ngại. Những hình thức cũ nên được xoá bỏ để nhường chỗ cho những điều mới mẻ hơn. Đây là thời điểm để tiến sâu hơn, quên những gì đã thuộc về quá khứ và tiến hành những công việc sâu hơn. Thức tỉnh và phá vỡ những kìm kép lệ thường và vượt ra khỏi sự che chở không cần thiết ở bên ngoài. Thay vì lo sợ những gì không biết, bạn có thể học cách tin tưởng trực giác của mình và hãy để nó dẫn bạn qua những khó khăn. Xét về mặt sinh học thì cơ thể chúng ta không phân biệt được sự khác nhau giữa lo lắng và hồi hộp. Bạn có thể biến nỗi lo sợ của mình thành hồi hộp và sử dụng trực giác để làm sáng tỏ những bí ẩn. Những nguời thần bí luôn nói rằng câu trả lời ở bên trong chúng ta. Đẻ vượt qua sự sợ hãi tôi thường lặp đi lặp lại câu “tôi được dẫn dắt một cách tuyệt vời” hoặc là tự hỏi “cơ hội tiếp theo là gì?“
Theo kiểu mẫu cũ chúng ta được dạy dỗ rằng phải biết hồ nghi trực giác và tôn thờ logic cũng như sự kiểm soát. Không chỉ có vậy chúng ta còn được dạy phải làm theo những gì mà hệ thống giáo dục đã huớng dẫn để làm những công nhân tốt trong nền kinh tế đầy những khói bụi. Thậm chí chúng ta còn bị phạt khi mơ mộng ở trường. Chúng ta không được dạy để phát triển khả năng sáng tạo, chúng ta được dạy để tránh xa nó. Chính điều này đã lấy mất sự can đảm và lòng kiên trì của chúng ta để điều khiển và tin vào trực giác của mình.
Do đó nếu bạn muốn sáng tạo hãy lắng nghe trực giác của mình, nhớ rằng bạn là ai, hỏi bản thân ”tại sao mình có mặt trên trái đất này“, “Mục đích và ý nghĩa công việc của mình?”, “chỗ của mình ở đâu, mình muốn làm gì ?” Những câu hỏi này giúp bạn xác định rõ mục tiêu của mình, điều mà tôi tin rằng là ánh sáng dẫn đường, nền tảng cho tất cả những gì chúng ta đã lựa chọn cho những điều chúng ta sáng tạo. Khi chúng ta gắn với những gì tự nhiên phù hợp với mình, công việc của chúng ta sẽ đảm nhận chất lượng của cuộc chơi và đó là cuộc chơi thúc đẩy sự sáng tạo. Do đó hãy lắng nghe trực giác của bạn.
Tôi hay chú ý tới các thông điệp, từ ngữ, các câu chuyện, hình ảnh gây ấn tượng với tôi và tôi tự hỏi bản thân xem ý nghĩa nào mà sự đồng bộ này mang đến cho tôi. Vũ trụ giao tiếp với chúng ta thông qua yếu tố con người, nơi chốn hay các tình huống. Những người thần bí luôn nói rằng giữa chúng ta có mối liên hệ. Hiện nay thông qua mạng internet chúng ta đã chứng minh điều này là đúng, đây là một trong những lí do mà tạp chí Wired gọi là “nền kinh tế mạng“. Mỗi một kết nối của mạng lưới tạo ra sự đồng bộ ,giữ tiềm năng cho những cơ hôi mới của chúng ta. Tất cả những gì chúng ta cần làm là hãy tỉnh táo với các khả năng có thể xảy ra.
Bạn phát triển trực giác của mình như thế nào? hãy chú ý tới cảm giác khi có tín hiệu của ý tuởng hay là sự thôi thúc. Phản ứng chính của bạn là gì hay đâu là câu trả lời của trái tim ? bạn có cảm thấy thoải mái và rộng mở không? hay là thu hẹp mình lại? Sự chọn lựa của bạn có đem lại sự vui mừng và yên bình cho bạn mà người khác không? Tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn hay trong tinh thần chúng ta luôn dựa trên sự đam mê. Để củng cố mối liên hệ của mình với trực giác, đầu tiên bạn hãy hành động từ những việc nhỏ nhất mà bạn có thể kiểm tra ngay kết quả. Hãy thử nghiệm các ý tưởng với logic, điều này sẽ đem đến cho bạn sự tự tin. Bạn nên cố gắng xác định số lượng thư điện tử đang đợi bạn hoặc là thang máy nào sẽ đến đầu tiên. Những người theo học thuyết Freud thường tung đồng xu để có quyết định. Vấn đề không phải là đồng xu rơi như thế nào mà là phản ứng của mọi người với nó khi nó hướng dẫn cho sự lựa chọn của mọi người.
Tôi thường xuyên sử dụng trực giác để đoán xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này thường giúp tôi làm những việc có vẻ không hợp lí như đi dạo trong khi đáng lẽ tôi phải làm việc hoặc là diệt cỏ dại trong vườn khi tôi đang ở giữa hạn chót của công việc. Bằng cách cho đầu óc nghỉ ngơi và phát triển từ từ, tôi làm cho các dòng chảy ý tưởng cung cấp cho mình những giải pháp mà tôi cần. Kết quả là công việc của tôi trôi chảy và thỏai mái hơn. Hãy để ý tới điều gì đã làm cho ngọn lửa trong bạn cháy sáng hơn. Chú ý tới thế giới xung quanh bạn. Trực giác đem đến cho bạn khả năng để tiếp cận được các ý tưởng và giải pháp một cách nhanh chóng.Trong nền kinh tế mới khi việc kinh doanh được hình thành và đi vào hoạt động chỉ trong 30 ngày ,thì xã hội không thể có thời gian cho những phân tích dài dòng. Đưa ra được quyết định trong lĩnh vực kinh doanh cần có sự nắm vững trực giác.Trực giác hỗ trợ chúng ta đạt kết quả cao nhất với nỗ lực thấp nhất – điều mà Carlos Castanneda trong loạt tác phẩm về Don Juan gọi là “sự lịch lãm“

Tưởng tượng
Trí tuởng tuợng và óc sáng tạo đưa chúng ta tới mức độ nhận thức tiếp theo. Từ sự tan rã sẽ xuất hiện nghệ thuật của sáng tạo và các kết cấu và hình thức mới, chỉ có lúc này chúng mới là của bạn. Đây là thời điểm để hoà nhập tinh thần và vật chất. Trực giác và trí tưởng tượng đưa chúng ta tới suy nghĩ mới mẻ, từ đó chúng ta có thể xoay sở để suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta đang ở quá trình sáng tạo một cách thức làm việc mới: một người được nuôi dưỡng, học tập, có ý nghĩa, thực hiện và có liên kết với nhân loại cũng như trái đất. Cách thức này bao gồm các giá trị tinh tế của trực giác, sự lộn xộn, sự thống nhất sự đầy đủ và cân bằng. Chúng ta đang nghiên cứu để trở thành và đi cùng với chu trình của dòng chảy sáng tạo. Công việc thay đổi từ cảm giác có sự lo lắng, thụ động cho đến sự thể hiện óc sáng tạo và tầm nhìn. Thông qua công việc sáng tạo chúng ta tìm thấy ý nghĩa, mục đích và sự thực hiện.
Sự sáng tạo ở nơi làm việc cần được chăm sóc và nuôi dưỡng để có thể phát triển mạnh . Điều này có nghĩa là tạo nên nền tảng tin tuởng và có tự do để bày tỏ những ý kiến mới mà không bị coi là nực cười , không có chỗ cho những sai lầm và phát triển khả năng nắm lấy cơ hội ở những nơi không thể ngờ tới . Rất nhiều phát minh mà bây giờ được coi như những thứ bình thuờng ,giống như máy 3M post-it -note đều bắt đầu từ những ‘sai lầm ‘của chúng ta.
Công việc không tách ra khỏi trí tưởng tuợng và sáng tạo nữa mà cùng với trí tửơng tượng nó tạo ra các nghệ sĩ,các nhà thơ ,các nhà có tầm nhìn xa trông rộng hay những người bí ẩn .Từ đây chúng ta đang thực sự sống , có liên hệ với tâm trí,thể xác , trái tim và tâm hồn .Chúng ta vượt qua sự sợ hãi ,tức giận và buồn rầu trong khu vực nguy hiểm mà trởnên vui vẻ .Công việc trở thành niềm vui .Trí tưởng tuợng có liên quan tới việc giúp trực giác được hình thành thông qua óc sáng tạo , điều đơn giản chỉ là hành động tạo ra một cái mới .
Óc sáng tạo nuôi dưỡng và làm mới chúng ta . Đó cũng là một biểu hiện của sự đam mê ,khi chúng ta sáng tạo từ sự đam mê chúng ta sẽ có chỗ cho những” sai lầm “.Óc sáng tạo chính là món quà của chúng ta cho xã hội.
Hãy kết hợp chặt chẽ những đặc trưng của người nghệ sĩ trong công việc của bạn, hãy dành cho bản thân bạn nhưng cơ hội để mơ ước , để có những suy nghĩ vô hạn ,Chính những suy nghĩ này tạo ra trí tưởng tuợng ,làm tăng khả năng sáng tạo và mở rộng các tiềm năng khác. Những tiềm năng mở rộng nối bạn với một tầm nhìn lớn hơn và những tiềm năng vô tận.
Các hoạt động sáng tạo năng cao sức mạnh trí óc của chúng ta ,bẻ gãy trực giác bằng logic. Khi Winson Churchill không lãnh đạo nước Anh , ông đã về vùng nông thôn để vẽ tranh .Khoa học đã chỉ ra rằng óc sáng tạo thực sự phát triển khi các nơron kết hợp với bộ não của chúng ta .
Trong giai đoạn nhận thức, công viêc mang ý nghĩa và có tính nuôi duỡng. Mục tiêu tập trung vào sự tự do sáng tạo, học tập thống nhất và tạo ra các kế hoạch của riêng bạn. Công việc sinh ra năng lượng hơn là một vấn đề cần giải quyết, nó là một bí mật cần được tiết lộ. Công việc thay đổi từ người thắng – người thua sang việc chiến thắng dành cho cả ba phía : cả ban,cả tôi và cả xã hội

Nguồn cảm hứng
Mức độ thứ 5 của chu trình sáng tạo là sự cảm hứng. Tiếng nói phê bình từ bên trong rất nhẹ nhàng. Những suy nghĩ có ý thức ngừng hoạt động. Đây là tiềm năng đơn thuần, là khoảng trống giữa các ngôn từ. Đó là sự kì diệu của sáng tạo khi ta đánh mất mình trong một thời khắc lớn lao. Suy nghĩ và thời gian đều biến mất. Chúng ta với óc sáng tạo là một. Chúng ta thức tỉnh hoàn toàn với tinh thần, năng lựợng tràn đầy và hoàn tòan liên kết với năng lượng của cuộc sống với một trạng thái ngây ngất. Một số người gọi đó là: “vùng”. Ông Eliot đã miêu tả nó như là “điểm dừng trong thế giới chuyển động”. Đó là Siva trong vũ điệu của cuộc sống, bạn là 1 phần trong vũ điệu hài hoà đó.
Khi chúng ta có liên hệ với mục đích của mình, chúng ta có liên hệ với sức mạnh – sức mạnh để đam mê, tin tuởng và gây cảm hứng cho ngừơi khác để tạo thành một nhóm. Sức mạnh không chỉ đến từ lời nói mà còn là sự đam mê. Đó là năng luợng llôi cuốn và động viên.
Sáng tạo là quá trình đưa bạn từ trạng thái trì trệ cho tới trạng thái sáng tạo cảm hứng. Nó xảy ra khi chúng ta gắn liền tinh thần của mình trong quá trình thể hiện sự sáng tạo, nó có thể liên quan tới âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, thiết kế hay thực hiện những đổi mới. Nắm vững chu trình này sẽ giúp bạn hiểu biết và nhận thức rõ ràng các bước tiếp theo vì nó thật sự là một phần của sự tiến hoá theo hình xoắn ốc.

Theo Blog quản trị doanh nghiệp