Chiến lược CEO – Nhạc trưởng ngồi trên đống lửa (Kì cuối)

CEO – Nhạc trưởng ngồi trên đống lửa (Kì cuối)

4
Vinh quang và cay đắng của CEO trong cuộc sống và công việc là cả một quá trình cân bằng liên tục. Giống như những diễn viên xiếc đung đưa trên chiếc dây cao trong không trung, trước con mắt chăm chú dõi theo của hàng ngàn khán giả, họ nhắm thẳng đến mục tiêu của mình, nhưng đồng thời cũng ý thức rất rõ những nguy cơ tiềm ẩn. Trân trọng giới thiệu đến các bạn phần cuối trong loạt bài viết của hai tác giả Rob Gofffee và Gareth Jones trên tạp chí Leader to Leader.
Tuân thủ nguyên tắc
Trên con đường chinh phục những miền đất mới, Alexander Đại đế luôn thích nghi rất nhanh với những phong tục, truyền thống ở mỗi nơi. Chính vì vậy, vị vua này đã dễ dàng thu phục được lòng dân tại các vùng đất mà ông ta xâm chiếm. Tương tự như vậy, những nhà cầm quân của La Mã cổ đại đã tự nguyện tuân theo những phong tục địa phương nơi họ chiếm đóng để dễ bề lãnh đạo dân chúng. Nhưng cái giá phải trả cho sự tuân thủ cũng không phải là nhỏ.
Những nhà lãnh đạo thành công là những người hiểu biết sâu sắc về văn hoá tổ chức và biết cách tuân thủ nó. Họ coi mình là một phần của văn hóa tổ chức, hay chính là một người trong cuộc. Điều quan trọng nhất trong cách tuân thủ những nguyên tắc mang màu sắc văn hóa doanh nghiệp ở những nhà lãnh đạo này là sự kết hợp hài hòa thái độ tôn trọng những gì đã có và bản chất lãnh đạo đích thực của mình. Họ thường thích nghi bản thân mình với những nguyên tắc và văn hoá tổ chức bằng cách thể hiện thái độ tôn trọng, đồng thời thu hút sự chú ý của những người xung quanh vào tính chuyên nghiệp trong cách lãnh đạo của mình.
Song cũng có nhiều CEO đã rất thành công trong việc thay đổi nền văn hoá của cả một tổ chức. Điều đó có nghĩa là họ đã phải thách thức, đương đầu với những nguyên tắc cũ. Tuy nhiên, hiếm có CEO nào lại thực thi tiến trình cải cách bằng những thay đổi đột ngột hoặc thành công một cách nhanh chóng. Họ khó có thể thực hiện sự cải tổ trong bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu chưa có hiểu biết sâu sắc về văn hoá của tổ chức đó.
Thực tế cho thấy, những vị giám đốc “tồn tại” được sau cuộc cải tổ phải trải qua những nỗ lực ghê gớm. Họ đã biết cách khéo léo thích nghi với những mối quan hệ chằng chịt trong tổ chức của mình. Sự thành công của họ cho thấy, ít nhất họ cũng đã được chấp nhận như là một thành viên của tổ chức. Khi một khi nền văn hoá khước từ nhà lãnh đạo mới, có nghĩa là CEO này đã không tìm ra được phương thức lãnh đạo thích ứng và phù hợp.
Ngược lại, một nhà lãnh đạo nhất nhất tuân thủ những nguyên tắc của nền văn hoá cũ, cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Họ rất dễ đánh mất tính chất đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của mình. Vậy nếu là một nhà lãnh đạo, bạn cần làm gì để thành công trong vai diễn cân bằng đầy khó khăn này?
Một mặt, bạn cần tiếp tục duy trì được tố chất cá nhân trong phong cách lãnh đạo của mình và biết thể hiện con người thực của mình một cách khéo léo: bạn là ai, bạn từ đâu đến, điều gì đã làm nên thành công của bạn ngày hôm nay? Ai sinh ra cũng đều có cội nguồn. Cuộc sống thì không ngừng nảy sinh những tình huống mới, môi trường mới phức tạp và cũng nhiều thử thách. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng đánh mất nguồn gốc của mình, “ép mình” một cách khuôn mẫu vào môi trường mới, văn hoá mới, bạn sẽ thất bại.
Bên cạnh việc tiếp tục duy trì “cái tôi” trong lãnh đạo, bạn cần phải có những hành động, dù là nhỏ nhất để thể hiện sự tôn trọng những nguyên tắc, văn hoá vốn có của tổ chức. Đó chính là cách mà những nhà lãnh đạo thành công chinh phục môi trường làm việc mới và .
Giao tiếp cẩn trọng
Mọi người đều cho rằng các CEO là những người có khả năng giao tiếp cuốn hút. Đúng như vậy, nhưng sự cuốn hút của các CEO rất đa dạng. Nhà lãnh đạo phải biết chọn cho mình phong cách giao tiếp phù hợp trong từng hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là họ phải nhận thức rất sâu sắc và có khả năng cân bằng những thông điệp, phát ngôn mà họ muốn truyền tải; phải hiểu những nhân vật mà họ muốn tiếp xúc; biết điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân mình.
Giao tiếp đã trở thành một yếu tố rất quan trọng đối với các CEO. Nhiều nhà lãnh đạo đã quan niệm sai lầm rằng, điều hấp dẫn người nghe nhất chính là việc thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, khẳng định điều cần nói và phân tích chúng một cách thuyết phục. Tuy nhiên, cách này lại ít gây hứng thú cho người nghe.
Những CEO thành công là những người biết cách xây dựng điều mình muốn nói dưới dạng một bài trần thuật. Những minh chứng sống động, kinh nghiệm bổ ích, phép loại suy kết hợp cùng nhiều mẩu chuyện thú vị sẽ giúp họ truyền tải vấn đề hấp dẫn và thuyết phục hơn. Tại sao vậy? Thứ nhất, trong mỗi một câu chuyện đều đặt ra một vấn đề để mọi người cùng cảm nhận và suy nghĩ. Vấn đề trong câu chuyện đó sẽ được giải quyết một cách hiệu quả khi người nghe cảm thấy như được hóa thân vào các nhân vật trong chuyện. Thứ hai là, những kinh nghiệm cá nhân của nhà lãnh đạo sẽ góp phần xây dựng hình ảnh của họ trong tâm trí người nghe. Khoảng cách quan hệ, cấp bậc giữa nhà lãnh đạo – nhân viên sẽ được rút ngắn thông qua sự đồng cảm và sự chia sẻ những kinh nghiệm đó.
Buổi nói chuyện mang đậm màu sắc cá nhân thông qua những giai thoại, phép loại suy, chuyện hài hước, dí dỏm… sẽ giúp CEO bộc lộ tính cách và con người thật của mình trước mắt người nghe. Khéo léo thể hiện cảm xúc cá nhân trong giao tiếp sẽ giúp cho CEO có khả năng lôi kéo tình cảm của người nghe nhiều hơn. Đây là cách mà Jack Welch, cựu CEO trứ danh của General Motor thường sử dụng trong giao tiếp. Những hồi ức cá nhân từ thuở ấu thơ đến những năm tháng thành công đã giúp ông truyền tải một cách sinh động những thông điệp mà mình định gửi gắm trong đó.
Nhà lãnh đạo phải cân bằng giữa nội dung, phong cách giao tiếp với thời gian, nhịp điệu của nó. Nhịp điệu là yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp. Cũng giống như trong nghệ thuật, không phải bao giờ âm nhạc cũng thể hiện ở những nốt nhạc. Một nghệ sĩ nhạc Zazz bày tỏ: “Hãy lắng nghe những nốt nhạc mà tôi không thể hiện ra ngoài”. Nhịp điệu nhiều khi sẽ giúp nhà lãnh đạo thể hiện những điều mà họ không cần nói ra.

Theo Bwportal/Hoà Khánh (Dịch từ Leader to Leader)