Kiến thức quản trị Các nào để đối phó với khủng hoảng

Các nào để đối phó với khủng hoảng

20
(DĐDN) Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng, hàng loạt công ty trong và ngoài nước đứng trên bờ vực phá sản, vẫn có những đơn vị kinh doanh trụ vững trước “cơn bão” khủng hoảng nhờ những kiến thức thực tiễn học được từ các giảng viên là doanh nhân.

Kỹ năng liệu đã đủ?
Có rất nhiều kỹ năng thiết yếu quyết định thành công trong kinh doanh như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thương thuyết, chọn và đánh giá đối tác…vv. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp thành công nhờ sản xuất những sản phẩm, dịch vụ tốt, thu lợi nhuận cao. Họ cũng không thiếu các kỹ năng mềm dẻo, linh hoạt áp dụng trong từng chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, sau đó lại rơi vào cảnh thất bại chỉ vì không nắm rõ phương diện tài chính trong việc kinh doanh, không có kiến thức nền về kế toán, tài chính doanh nghiệp và kiểm soát chi phí. 

Ngược lại, một số nhà quản lý, doanh nhân trẻ thay vì tự mày mò qua những thành bại trên thương trường đã đầu tư thời gian để học hỏi và nắm vứng các khái niệm tài chính ngay trong quá trình làm việc. Bởi lẽ, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, “những người cầm lái” của công ty phải có khả năng làm việc với các ngân hàng, các đơn vị tài chính để có thể lên các hợp đồng vay vốn, phải biết cách đọc được những bản kê cũng như các báo cáo tài chính, biết cách giải thích chúng với mọi người. Những kiến thức tưởng chừng “lý thuyết”, “sách vở” nhưng nếu vận dụng linh hoạt sẽ là “chìa khóa vàng” cho thành công trong kinh doanh.

Các học viên Cử nhân trực tuyến nhận bằng tốt nghiệp
Anh Lê Tiến Dũng, Phó tổng GĐ công ty TNHH Kiểm toán Toàn Cầu từng học khoa Cầu Đường (ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) nhưng bất ngờ “rẽ lối” vào con đường kinh doanh. Qua quá trình làm việc, dù tích lũy khá nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành cũng như tổ chức các hoạt động của bộ máy công ty nhưng anh vẫn tranh thủ tìm tòi, mở rộng các kiến thức về kinh tế (luật kinh tế, tài chính, kế toán…) bởi ngành Kiểm toán luôn đòi hỏi chuyên môn sâu, nền tảng vững chắc. “Tôi tốt nghiệp ngành xây dựng không liên quan nhiều lắm tới Kiểm toán. Để quản lý, điều hành tốt doanh nghiệp và tránh được những rủi ro kinh doanh, rất cần hiểu biết các quy luật kinh tế. Qua những trao đổi trong bài giảng trực tuyến của các giảng viên doanh nhân tại TOPICA, tôi đã đúc rút được rất nhiều kiến thức thực tiễn, vận dụng vào công việc của mình một cách hiệu quả. Họ vừa là người thầy, vừa là người cố vấn đáng tin cậy của tôi”. – Anh Dũng cho biết.

Khi giảng viên là doanh nhân
Với số lượng công việc dày đặc, bộn bề những vấn đề phải giải quyết khi điều hành cả bộ máy công ty, nhiều doanh nhân gần như không có thời gian để đến lớp. Bởi vậy, những doanh nhân trẻ hiện đại có xu hướng tìm đến các chương trình đào tạo trực tuyến.
Như anh Nguyễn Hoành Anh, GĐ miền Bắc công ty một công ty dược, nhờ bài học về quản lý dòng tiền trong bài giảng trực tuyến của giảng viên doanh nhân Lê Đình Quang, quản lý tại ngân hàng BIDV, anh đã xoay chuyển tình thế để doanh nghiệp của mình không những đứng vững mà còn phát triển trong thời kỳ kinh tế suy thoái. “Sau khi kết hợp những kiến thức đã học về sự luân chuyển vốn nhanh trong khi mức lãi suất tăng tới 18% , tôi đã quyết định sử dụng nguồn vốn vay huy động nhanh, với thời hạn ngắn từ 3 – 6 tháng. Nhờ quyết định này mà công ty có thể giảm thiểu rủi ro khi thị trường tài chính diễn biến phức tạp trong năm vừa qua. Tôi còn tự phân tích nguồn vốn cá nhân của mình và quyết định bán toàn bộ số cổ phiếu đang nắm giữ khi các chỉ số trên thị trường có dấu hiệu của bong bóng. Các thủ tục vừa tiến hành xong, thu được số lãi gần gấp 2 lần thì cũng là lúc giá cổ phiếu tụt dốc không phanh”. – Anh Hoành Anh cho biết.
Rất nhiều doanh nhân trẻ khác cũng áp dụng các bài học từ phương pháp học trực tuyến này vào công việc kinh doanh của mình. Kết quả khảo sát với hơn 300 học viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân trực tuyến TOPICA, viện Đại học Mở Hà Nội tháng 5 vừa qua cho thấy 19.6% học viên có mức tăng lương trên 40%, chỉ số tăng lương trung bình của các học viên tốt nghiệp là 23.8%, gần gấp đôi mức tăng lương trung bình tại Việt Nam năm 2012 – kết quả nghiên cứu của công ty Towers Watson. Bên cạnh những kiến thức kinh doanh đúc rút từ thực tiễn, việc áp dụng các bài học từ các giảng viên doanh nhân vào quá trình công tác là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định tới tính khả thi của các chiến lược kinh doanh. Bởi vậy, nhiều trường đại học khác đang cùng với TOPICA triển khai nhân rộng mô hình đào tạo hiệu quả này.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp