Kiến thức quản trị 7 nguyên tắc thành công cho các doanh nghiệp mới

7 nguyên tắc thành công cho các doanh nghiệp mới

15
Nếu bạn muốn tốn ít thời gian hơn để nhìn lại những sai lầm mình đã mắc phải thì hãy áp dụng các nguyên tắc thành công kinh điển sau:
Mọi doanh nghiệp đều có sự khác biệt riêng nhưng tất cả đều có chung những nguyên tắc thành công.
Điều hành một doanh nghiệp mới khiến bạn trông giống như một chi tiết trên bức phù điêu Ai Cập: thân theo một hướng còn đầu thì phải quay ngược trở lại để xem những sai lầm cũ nào đang ảnh hưởng tới bạn.
Nếu bạn muốn tốn ít thời gian hơn để nhìn lại những sai lầm mình đã mắc phải thì hãy áp dụng các nguyên tắc thành công kinh điển sau:

1. Tiền có thể là nguồn gốc của mọi thất bại.
Tôi (Jeff Haden-tác giả bài viết ) biết một công ty liên doanh nhiều vốn có thể cần những khoản tiền đáng kể. Nhưng hầu hết doanh nghiệp thì cần ít vốn để bắt đầu. Có một mối quan hệ nghịch đảo giữa mức độ cấp vốn và thành công lâu dài của các công ty mới.
Thành công ngắn hạn sẽ dễ dàng khi bạn có tiền để đốt. Nếu không có hàng tấn tiền mặt, bạn sẽ hoạt động thông qua và được hưởng lợi từ một vấn đề thay vì chỉ ném tiền vào đó.

2. Hành động luôn đánh bại suy nghĩ.
Một kế hoạch chi tiết thì rất tuyệt vời nhưng khi có vấn đề nảy sinh, hầu hết các doanh nhân sẽ không chờ đến lần thứ ba rồi mới thích ứng với hiện thực. (Tôi đã mở một công ty với mục đích là cung cấp dịch vụ thiết kế sách cho các nhà xuất bản nhưng rốt cuộc, tôi lại viết sách.).
Dành nhiều thời gian hơn để lập kế hoạch và nhiều thời gian hơn để thực hiện. Nếu bạn không chắc chắn lắm, hãy làm gì đó và sau đó hãy có những phản ứng thích hợp. Thật dễ để cân nhắc, cân đo và đánh giá bản thân khi tách rời khỏi công việc kinh doanh.

3. Chỉ chi tiền cho những thứ chạm được đến khách hàng.
Rời một vị trí trong một công ty lớn để thành lập công ty riêng với giả định rằng bạn cũng phải trang bị những tiện nghi tương tự như họ? Thật tiếc là không phải vậy. Trước khi chi tiền, bạn hãy luôn tự hỏi bản thân “Thứ này có làm khách hàng thích không?” Nếu không thì đừng mua nó. Nếu bạn là một luật sư, văn phòng của bạn sẽ củng cố thêm tính chuyên nghiệp của bạn; nếu bạn đang điều hành một cửa hàng, thậm chí chẳng khách hàng nào biết đến sự tồn tại của văn phòng công ty bạn.
Dành số tiền bạn có vào những việc tạo ra khác biệt thực sự cho khách hàng của bạn. Thành công không do những thứ như tiện nghi hay văn phòng đẹp quyết định. Thành công hay không do lợi nhuận quyết định .
4. Chỉ săn đuổi những thứ bạn có thể giết chết.
Hầu hết các công ty mới đều mơ sẽ tìm được những khách hàng dễ chịu, nhưng đó là những người rất khó tìm. Hãy tập trung tới đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn có cơ hội thành công với họ nhất.
Sau đó, bạn có thể nâng cấp cơ sở dữ liệu khách hàng của mình (đây là điều bạn phải học trong suốt quá trình kinh doanh) để thành công trong một cuộc săn lớn hơn.
5. Đừng thỏa hiệp về địa điểm.
Ví dụ kinh điển: các nhà hàng. Thiếu tiền mặt, chủ các tiệm ăn mới sẽ chọn những địa điểm rẻ tiền (đồng nghĩa với tồi tệ) với hi vọng là thức ăn ngon và dịch vụ hoàn hảo sẽ biến nhà hàng trở thành điểm đến ưa thích của mọi người. Nhưng rốt cuộc nhà hàng đó chỉ là điểm đến của các chủ nợ mà thôi.
Nếu thực sự nếu bạn không vấp phải sự cạnh tranh nào (dù trong thực tế là không bao giờ có chuyện này), nếu có một thị trường thực sự, có thể khách hàng sẽ tới với bạn. Trong trường hợp ngược lại, họ sẽ không.

6. Kiếm sống không bao giờ là một quyền.
Bạn làm việc vất vả không có nghĩa là mọi người sẽ phải mua những thứ bạn bán ra. “Công bằng” chỉ áp dụng với cách bạn giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp, người mua buôn… Sự công bằng không áp dụng với trường hợp liệu bạn xứng đáng thành công hay thất bại. Nếu bạn thấy mình suy nghĩ “ Điều đó thật không công bằng. Lẽ ra tôi đã có thể có một cuộc sống tươm tất hơn” thì hãy dừng ngay. Bạn có quyền tạo ra lợi nhuận.
Không ai có trách nhiệm bảo đảm chắc chắn bạn có thể kiếm sống tốt ngoài bạn.

7. Đừng làm những việc không tạo ra thu nhập.
Mọi việc bạn làm phải tạo ra được thu nhập. Đừng tạo ra những bảng tính toán của riêng mình. Đừng in ra những bản báo cáo mà chỉ bạn xem. Đừng giết thời gian với các ván golf với hi vọng việc tạo ra mạng lưới sẽ đem khách hàng đến. Hãy giảm thiểu các nhiệm vụ quản lý và tập trung nỗ lực để tạo ra thu nhập.
Chắc chắn, bạn có thể làm những gì mình thích và tiền sẽ đến theo nhưng với điều kiện là bạn thích tạo ra thu nhập. Với một việc không ra tiền thì tốt nhất hãy cho qua, ít nhất là trong lúc này.

Theo Kienthuckinhte