Kiến thức quản trị Cỗ máy tiêu dùng mới trong kinh doanh

Cỗ máy tiêu dùng mới trong kinh doanh

10
Năng động, độc lập và thích ứng nhanh với cái mới nên những người trẻ đang là mục tiêu mà nhiều nhãn hàng muốn chinh phục. Marketer làm mọi cách lôi cuốn giới trẻ không chỉ bởi họ là khách hàng hữu hiệu, mà còn vì họ có sức ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định mua sắm của những nhóm khách hàng còn lại. Và chính họ – những người trẻ đang dẫn dắt thói quen tiêu dùng trong xã hội Việt Nam.
Chiếm 53% dân số, dưới 45 triệu người tiêu dùng dưới 30 tuổi là phân khúc thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Cho dù những năm tới, tỉ lệ người trẻ có xu hướng giảm xuống song vẫn dao động ở mức xấp xỉ 50% dân số (dự kiến năm 2013 sẽ chỉ có 48% dân số dưới tuổi 30). Trong đó, đáng lưu ý là những người tiêu dùng tuối teen (15-19 tuổi) và người tiêu dùng thanh niên (20-30 tuổi) chiếm đến 34% dân số năm 2008 và trong năm năm tới sẽ là 30% tương đương 27 triệu người.

Độc lập trong mua sắm
Nếu trước đây, các doanh nghiệp làm mọi cách để thu hút các bà nội trợ – người giữ tay hòm chìa khóa chi tiêu trong gia đình, thì nay, mọi sự chú ý lại dồn vào giới trẻ. Không làm ra nhiều tiền, cũng không phải là người ra quyết định mua sắm cho gia đình, nhưng giới trẻ là khách hàng hiện hữu và tiềm năng của rất nhiều ngành hàng, đặc biệt là lãnh vực công nghệ như điện thoại hay máy tính. Theo TNS Vietcycle 2009, trong khi 60% người tiêu dùng trưởng thành chịu tác động lớn từ những thành viên khác trong gia đình khi ra quyết định mua sắm, thì người tiêu dùng tuổi teen lại tỏ ta khá độc lập trong chi tiêu. Cứ một trong hai người được hỏi cho rằng họ không chỉ phụ thuộc vào ý kiến của các thành viên khác trong gia đình khi mua sắm.

Tiêu xài đáng kể, dù thu nhập ít
Đa phần người tiêu dùng dưới 25 tuổi có mức thu nhập không đáng kể bởi họ chủ yếu là giới học sinh – sinh viên hoặc những người mới ra trường nên mức lương chưa cao. Tuy vậy, mức chi tiêu của họ cũng đáng kể marketer phải quan tâm. Theo kết quả điều tra của TNS năm 2009, nếu một nữa tiêu dùng tuổi teen có mức chi tiêu mỗi tháng nằm trong từ khoảng 300.000 đồng đến 1 triệu đồng, thì 50% thanh niên lại có mức chi tiêu bình thường nằm trong khoảng từ 600.000 đồng cho đến 1,5 triệu/tháng. Đáng lưu ý là mức tiêu xài tối đa của lớp người trẻ là 3 triệu đồng/tháng, cho thấy cơ hội kinh doanh của các nhãn hàng cao cấp dành cho giới trẻ không phải nhiều.

Giáo dục và giải trí: những hạng mục quan trọng
Cơ cấu chi tiêu của thế hệ trẻ cũng phản ánh rỏ những hoạt động đặc trưng của nhóm người tiêu dùng này. 1/3 ngân sách tiêu dùng của tuổi teen và 1/5 chi tiêu của thanh niên là ưu tiên cho hạng mục giáo dục, cao hơn nhiều so với mức bình quân là 12%. Nếu tính trung bình, 1/3 tổng chi tiêu của mỗi người tiêu dùng là dành cho thực phẩm, thì với người trẻ đây cũng là hạng mục chiếm phần nhiều ngân sách tiêu dùng. Tiêu xài cho giải trí của thanh niên cao hơn mức bình quân và cao hơn mức chi tiêu của người trưởng thành cho thấy đầu tư vào ngành giải trí có nhiều cơ hội để chinh phục giới trẻ.
Mặc dù thời gian qua có nhiều quan điểm cho rằng tiếp cận giới trẻ sẽ hiệu quả thông qua kênh truyền thông Internet, những khảo sát gần đây của TNS Vietcycle cho thấy, hoạt động chủ yếu của giới trẻ khi ở nhà vẫn là xem tivi: 54% tuổi teen và 57% thanh niên đồng ý với phương án này. Sử dụng máy tính, chơi game, nghe nhạc là các hoạt động tiếp theo được chú ý. Đáng báo động là giới trẻ ngày càng ít quan tâm đến các hoạt động tuyền thống như nấu ăn, nữa công gia chánh. Không có người tiêu dùng tuổi teen nào muốn vào bếp nấu ăn cùng gia đình.

Xa rời giá trị truyền thống
Bị ảnh hưởng bởi lối sống phương Tây, giới trẻ ngày càng thích đi ăn hàng. Ăn phở ngoài tiệm là phương án được tuổi teen đánh giá cao thứ hai (sau tập thể dục) khi được hỏi về hoạt động được ưa thích khi đi ra ngoài. Trong khi đó, đối với thành niên, thu vui shopping lại là quan trọng nhất, kế đến là đi dạo mát., tập thể dục và uống cà phê với bạn bè. Đi xem kịch hay tham dự tiệc tùng với gia đình ngày càng được ít bạn trẻ quan tâm, không có tiêu dùng nào trong độ tuổi 15-25 lựa chọn các đáp án này.
Sự thay đổi trong lối sống và hành vi tiêu dùng của giới trẻ chính là tấm gương phản chiếu chân thật xã hội Việt Nam. Nhịp sống ngày một nhanh và hiện đại hơn nhưng xa rời các giá trị truyền thống là những thay đổi rõ rệt mà các marketer cần nắm bắt để chinh phục thành công lớp người tiêu dùng đầy tiềm năng này.

Theo Marketingchienluoc